Theo chuỗi bài báo cáo thường niên của The Business of Fashion và McKinsey & Company, nêu bật các chiến lược để bảo vệ sự phục hồi và khai thác các cơ hội mới để tăng trưởng bền vững trong năm tới.

Các nhà điều hành trong ngành thời trang trên toàn cầu đang có một lạc quan đầy thận trọng về năm tới 2022, mặc dù những gián đoạn mới vẫn đang tiếp tục diễn ra khiến họ nản chí trong một số quý. Trong khi vài thị trường toàn cầu bắt đầu phục hồi sau 18-20 tháng giãn cách bởi đại dịch, các thị trường này được thúc đẩy bởi sự gia tăng sử dụng thương mại điện tử và tiêu dùng nội địa, những thách thức lúc này liên quan đến tắc nghẽn chuỗi cung ứng và nhu cầu tiêu dùng không đồng đều đang tiếp tục đeo bám ngành thời trang, làm suy giảm sự tăng trưởng của bức tranh toàn cảnh ngành thời trang.

Nhìn chung, doanh số bán hàng thời trang trên toàn cầu đang trên đà tăng trưởng vào năm 2022, khi sự hy vọng ngày càng tăng khi người tiêu dùng giải phóng được sức mua hàng đã bị dồn nén, họ làm mới tủ quần áo khi đời sống xã hội bắt đầu trở lại ở những thị trường lớn trên toàn thế giới. Trong khi lĩnh vực hàng xa xỉ được dự đoán sẽ phục hồi hoàn toàn vào cuối năm 2021, nhưng ngành thời trang rộng lớn đã không thể phục hồi như trước đại dịch cho đến đầu năm 2022. Đây là mức phục hồi nhanh hơn nhiều so với dự đoán của 6 tháng trước.

Tuy có sự trỗi dậy gần đây của ngành sau một thời kỳ hỗn loạn kéo dài, những mọi thứ vẫn đang đè nặng lên tâm trí của những nhà điều hành. Có thể đưa ra ba từ chính xác miêu tả tình trạng hoạt động kinh doanh trong năm tới : “Phục hồi” (59%), “Thách thức”(50%), “Thay đổi” (42%), (khảo sát BoF-Mckinsey State of Fashion 2022). Tuy nhiên những nhà điều hành đã bỏ lại phía sau tất cả sự quan tâm tới thị trường với tình cảnh “không chắc chắn” mà họ đã trải qua vào năm 2021, chuyển sự tập trung chú ý sang việc thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh thị trường đã có nhiều thay đổi.

Trong năm 2022, thời trang ở vị trí dễ dàng hưởng lợi từ các động lực kinh tế vĩ mô cơ bản. Tâm lý người dùng đang có xu hướng tích cực, đặc biệt là ở những thị trường nơi có tỷ lệ tiêm chủng và tiết kiệm cao. Bên cạnh đó, 43% người tiêu dùng Mỹ phát biểu họ sẽ tăng chi tiêu nhiều hơn cho thời trang, quần áo đi làm và những dịp đặc biệt.

Khi nhu cầu bị đè nén đã tạo ra một gọi là “Mua sắm phục thù” trong phân khúc hàng xa xỉ ở Trung Quốc, hành vi tương tự dự kiến sẽ tăng lên trong thị trường thời trang rộng lớn hơn ở Mỹ vào đầu năm 2022. Ở châu Âu, niềm tin của người tiêu dùng trong việc phục hồi nền kinh tế có chút thận trọng hơn, với khoảng ¼ số người được hỏi trong cuộc khảo sát vào tháng 9 năm 2021 lạc quan rằng nền kinh tế sẽ phục hồi vào cuối năm 2021, trong khi hơn một nửa dự kiến chỉ phục hồi vào năm 2022 hoặc muộn hơn. Khi thời trang dịch chuyển sang trạng thái tốt hơn ở một số khu vực, những nhà lãnh đạo ngành thời trang có thể có nhiều hi vọng hơn so với năm trước. 75% nhà điều hành ngành xa xỉ, 61% nhà điều hành thị trường tầm trung và 50% những nhà điều hành thị trường giá rẻ mong đợi sẽ có điều kiện giao dịch tốt hơn vào năm 2022.

Điều này phản ánh sự phân vân với nhiều tâm trạng khác nhau trong cuộc khảo sát được thực hiện cuối năm 2020, các giám đốc điều hành thị trường tầm trung là nhóm ít hy vọng nhất, với chỉ 22% mong đợi thị trường có trạng thái giao dịch tốt hơn, nhưng ngược lại những giám đốc thị trường ngành giá rẻ đã có tỷ lệ đặt niềm tin 36% cho việc thị trường có điều kiện giao dịch tốt hơn, kế đến nhà những giám đốc ngành hàng xa xỉ 31%. Trong khi đó có rất nhiều các lý do khác nhau vì sao thị trường tầm trung cảm thấy lạc quan hơn vào năm 2022, một trong những lý do có thể là những ai còn tồn tại trên thị trường đã được tái cấu trúc và mong đợi sự phục hồi sau khi đã hoạt động kém hiệu quả vài năm. Từ góc độ nhu cầu, các nhóm khách hàng trẻ như Gen-Z và những người tiêu dùng giàu có hơn từ các nhóm thu nhập trung bình và thu nhập cao hơn được dự đoán sẽ thể hiện sự thèm muốn chi tiêu giải trí mạnh mẽ nhất (bao gồm thời trang, ăn uống, du lịch, giải trí, điện tử…). Thời trang là một trong top 3 danh mục hàng đầu mà họ tìm cách tiêu xài thoải mái hoặc tự thưởng cho bản thân. Ở Trung Quốc, có triển vọng mạnh mẽ về việc tăng trưởng sức mua của người tiêu dùng, thu nhập tăng sẽ góp phần làm tăng trưởng tiêu dùng đạt 10 nghìn tỷ USD từ năm 2021 đến 2030.

Trong khi thị trường thời trang toàn cầu tiếp tục phát triển về mọi mặt, hiệu suất sẽ không đồng đều giữa các khu vực địa lý, phụ thuộc vào khả năng phục hồi sau các cú sốc về kinh tế và sức khỏe do đại dịch gây ra. Thị trường thời trang Trung Quốc – bao gồm hàng xa xỉ và không xa xỉ đã trở lại mức doanh số trước Covid. Phân khúc không cao cấp đạt +2% so với 6 tháng đầu năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2021. Tuy nhiên, để so sánh cả năm, những gián đoạn của nền kinh tế vĩ mô đến nửa cuối năm 2021 có thể kìm hãm mức tăng trưởng doanh số bán hàng chung xuống từ -3% đến +2% cho năm 2021 so với năm 2019. Mặt khác, lĩnh vực đồ xa xỉ có dấu hiệu tăng trưởng mạnh mẽ ở Trung Quốc trong bối cảnh hạn chế đi lại đang diễn ra và chi tiêu nội địa cũng tăng lên; phân khúc hàng xa xỉ sẽ đạt doanh thu từ +70% đến +90% so với năm 2019 vào cuối năm 2021.

Theo phân tích của Mckinsey Fashion Scenarios, Mỹ đuổi theo không xa ở phía sau – phân khúc hàng không xa xỉ có doanh thu phục hồi lên từ +5% đến +10% so với cả năm 2019 vào cuối năm 2021. Một bức tranh tương tự xuất hiện trong phân khúc cao cấp của Mỹ, mong đợi sẽ quay trở lại từ -5% đến +5% của năm 2019 vào năm 2021, thấp hơn một chút so với phân khúc không cao cấp, do sự hồi hương về nước nên chi tiêu xa xỉ ở Mỹ bị giảm đáng kể. Ở châu Âu, quỹ đạo phục hồi của doanh số bán hàng không cao cấp sẽ chậm hơn một chút, chỉ đạt từ -15% đến -10% doanh số 2019 vào cuối năm 2021 và phải đến 2022 mới phục hồi hoàn toàn. Trong khi đó, phân khúc xa xỉ ở châu Âu sẽ vẫn ở dưới mức của năm 2019 cho đến 2022, do lượng lớn chi tiêu từ công dân Trung Quốc đi du lịch nước ngoài đã được chuyển hướng sang Trung Quốc đại lục. Với những động lực đa dạng này, ngành thời trang toàn cầu chỉ phục hồi hoàn toàn vào 2022, tăng trưởng sẽ là điều hiển nhiên trong năm tới: 87% những nhà điều hành thời trang có kế hoạch theo đuổi tăng trưởng doanh số vào năm 2022.

Mặc dù tốc độ quay lại mức doanh thu trước đại dịch ở châu Âu được dự báo chậm hơn, các nhà điều hành ở những khu vực đó vẫn lạc quan nhất về năm tới, có thể do các yếu tố như sự hiện diện tương đối mạnh mẽ của các thương hiệu cao cấp châu Âu trên thị trường toàn cầu. Đúng như vậy, 67% giám đốc điều hành ở châu Âu mong đợi điều kiện giao dịch tốt hơn vào năm 2022. Con số này so với 57% giám đốc điều hành ở Bắc Mỹ và 52% ở châu Á, nơi quan trọng nhất thị trường đã trở lại mức bán hàng trước đại dịch. Không có dự đoán tệ hơn cho năm 2022.

Một số tổ chức đang làm việc để tạo ra cả cơ hội và mạo hiểm vào năm 2022, bao gồm các kênh tăng trưởng mới, các mô hình hành vi tiêu dùng và sự phức tạp trong nền kinh tế toàn cầu. Các giám đốc điều hành dự đoán rằng áp lực các chuỗi cung ứng, sự gia tăng chi tiêu xa xỉ nội địa giữa trong bối cảnh du lịch quốc tế bị tắc nghẽn và sự phát triển liên tục của các kênh kỹ thuật số sẽ có tác động lớn nhất đến hoạt động kinh doanh họ vào năm 2022. Chắc chắn sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu được xếp hạng đầu với tỷ lệ tới 84% giám đốc điều hành bỏ phiếu trong khảo sát của BoF-McKinsey, tình trạng hỗn loạn đã kéo dài hai năm qua, trong bối cảnh thiếu nguyên phụ liệu, tắc nghẽn giao thông, chi phí vận chuyển tăng cao, trở nên trầm trọng hơn do nhu cầu tiêu dùng tăng cao ở một số thị trường – dự kiến sẽ vẫn tiếp tục trong năm tới. Khi ngành logistic tiếp tục thăng trầm và đầy thách thức, các giám đốc điều hành cần chú ý đến tính minh bạch và kiểm soát trong chuỗi cung ứng của họ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.