“When women strike the world stops.” “Patriarchy = climate emergency.” Kể từ khi đến với Christian Dior, Maria Grazia Chiuri đã sử dụng sân khấu của mình để trình diễn sự khuếch đại về nữ quyền, nhưng chương trình này đã gây được tiếng vang lớn hơn hết các chương trình khác. Phong trào #metoo với những điều phụ nữ đã lên tiếng trong nhiều năm đã có những kết quả thực tế.
Chiuri đá đánh thức nữ quyền vào những năm 1970 ở Rome, đó là thời điểm của những cuộc tuần hành, khi mà những mối quan hệ giữa hai giới nam và nữ, phụ nữ được quyết định quyền ăn mặc. Khi xem lại, cô đã nói về bộ sưu tập đầu tiên đã bắt đầu với những bức ảnh chụp nhanh của cô khi còn là một thiếu niên với người mẹ là thợ may. “Nó thực sự là một cuốn nhật ký bằng hình ảnh cá nhân.” Chiuri giải thích, “Những năm 70 đã mang đến cho tôi nhận thức về nữ quyền.”
Mặc dù buổi biểu diễn được mở màn với một bộ quần áo vest may đo, Chiuri đã có một bước chuyển mình vượt xa chiếc áo khoác Bar nổi tiếng của nhà mốt. Để phù với xuất phát điểm huyền thoại này, Dior đã trở nên thân thiện và thoải mái hơn. Bohan đã trị vì Dior trong những năm 70 then chốt, thời trang may sẵn mới xuất hiện khi đó những nhà thiết kế những món đồ “bất khả xâm phạm,” bị mất dần vị thế. Bohan đã thiết kế cho những phụ nữ theo đuổi lối sống mới, tự do hơn, thậm chí còn có cả dòng đồ trượt tuyết dưới tên Dior. Để bày tỏ sự tôn kính, trên sàn diễn ngày nay vẫn có những chiếc áo khoác denim và jeans, áo choàng kẻ sọc, những thiết kế được tạo ra bởi đường nét cắt đặc trưng của Bohan, Những bộ quần áo liền bằng vải bông hoặc vải da, và những điểm nhấn của giới trẻ: lưới và giày combat. Thông điệp của mùa này có nội dung “I say I,” một cụm từ được nhà hoạt động và phê bình người Ý Carla Lonzi đưa ra, ít nhiều giống như câu “ You do you,” diễn ra vào những năm 1970.
(Theo Vogue.com)