Cristóbal Balenciaga (1895-1972)
Từ con trai của một người thợ may đã trở thành nhà thiết kế của mọi nhà thiết kế. Trong phần thứ sáu của loạt bài về lịch sử thời trang của BoF, chúng ta sẽ tìm hiểu về một nhà thiết kế xứ Basque đã tự học và chưa từng vẽ phác thảo một bộ quần áo nào. Vậy làm sao một người ở ẩn ưa thích tôn giáo lại có thể gây thu hút với báo chí và trở thành một người có ảnh hưởng quan trọng nhất đến thời trang thế kỷ 20 như vậy?
Getaria, Tây Ban Nha – Những lời cuối cùng của Balenciaga khi ông đóng cửa nhà mốt thời trang cao cấp của mình vào năm 1968 được cho là: “It’s a dog’s life.” Cho dù lời nói đó có đúng hay không thì cũng sẽ thật khó để chứng minh. Khi chúng ta nhìn lại về cuộc đời và công việc của một nhà thiết kế, người thường xuyên và luôn có tên đứng đầu danh sách những “vĩ nhân” của thời trang thế kỷ 20, ngay cả sau 43 năm kể từ khi ông qua đời. Chúng ta đều biết rằng, ông ấy đã làm việc rất nghiêm túc, Balenciaga không thể nhìn lại sự nghiệp của mình và tìm được một cái gì để để có thể làm cho ông cảm thấy hạnh phúc. Chắc chắn với sự suy xét lại, dường như tất cả mọi thứ ông làm vào những đầu những năm 50 của thế kỷ cho đến lúc ông từ bỏ đều được nghiên cứu, trí thức hoá – thậm chí được đưa đến mức hoàn hảo.
Sinh năm 1895 tại làng chài Getaria của xứ Basque, là một trong ba người con, bố mất sớm, mẹ ông đã nuôi cả gia đình bằng nghề thợ may. Có nhiều lý do để thận trọng khi thu thập lại những dữ kiện từ hơn 100 năm trước, đặc biệt là với những người rất nghèo, những gì tầm thường thì không được ghi nhớ, những tài liệu ghi chép thời đó chỉ dành cho những điều vĩ đại. Vì lý do đó mà chúng ta mòn mỏi chờ đợi một chuyện chưa bao giờ được xác thực, rằng Balenciaga là một tài năng sớm phát triển, cuốn hút bởi công việc của mẹ và đã luôn ở bên cạnh bà. Danh tiếng của ông là sự mở đầu của thời trang, trái ngược lại với quần áo đơn giản mà mẹ ông đã mặc, ông ngưỡng mộ cô thợ may Drecoll của một nhà quý tộc địa phương Marquesa de Casa Torres.
Balenciaga không thích báo chí và có quá ít thời gian quan tâm đến những gì báo chí nói về ông, khi những bộ sưu tập được trình diễn, ông sẽ thu mình lại để nghiên cứu và bắt đầu làm việc với những ý tưởng cho mùa tiếp theo, dường như hoàn toàn không quan tâm đến những gì báo chí đã viết về mình.
Cristobal Balenciaga là một người làm nghề tài giỏi – một người thực sự cầu toàn. Mặc dù ông dễ bị thu hút bởi những người đàn ông trẻ giống như Dior, có những mối tình, nhưng trái tim của ông lại dành cho quần áo và những đường nét. Ông đã sáng tạo ra những bộ váy dạ hội lộng lẫy, mà trong tiếng Pháp dùng từ “Frou-Frou” dường như không đủ để mô tả. Chính sự tâm huyết của ông trong việc cắt may đã mang cho ông những kỹ năng điêu luyện mà không nhà thiết kế nào có thể có được, ngoại trừ Charles James, người đã làm chủ những kỹ thuật cho những thử nghiệm vô tận của Balenciaga đã khiến ông vô cùng ngưỡng mộ, giống như ông đã ngưỡng mộ Dior. Một nhân vật khác nữa là Hubert de Givenchy, người có mối quan hệ thân thiết trong việc làm sáng tạo, Carmel Snow biên tập viên của Harper’s Bazaar và mối quan hệ chút ít với Diane Vreeland, đó là những mối quan hệ của ông với những nhà phê bình, đồng nghiệp và những người ông ngưỡng mộ.
Khép kín, sống hướng nội, chí ít là ở bề ngoài giản dị, với sự chân thật mà Balenciaga đã để dành phần lớn những giờ làm việc của ông để hướng tới sự hoàn hảo và đơn giản hóa đường cắt và đường nét của chính mình. Giống như Madame Vionnet, ông đã không vẽ phác thảo và luôn bắt đầu thiết kế với tấm vải. Hardy Amies đã từng nói với tôi rằng công việc của nhà thiết kế là tôn vinh vải vóc và đó là mô tả hoàn hảo về nỗi ám ảnh suốt đời của Balenciaga. Nhiều năm trước, tôi được một người bạn của anh ấy kể rằng, bất cứ khi nào Balenciaga không thể ngủ, đều có thể thấy ông đang ngồi bên cửa sổ, gấp đi gấp lại những mép vải của rèm cửa cho đến khi tìm ra cách giải quyết vấn đề mà ông suy nghĩ.
Và nếu như vấn đề vẫn chưa có được lời giải đáp, cho dù ý tưởng có thú vị đến đâu thì nó cũng không thể trở thành hiện thực. Người thực hiện hoá những ý tưởng của ông không ai khác là trợ lý André Courrèges. Người này đã so sánh được làm việc cho Balenciaga như là đang thực hiện một mệnh lệnh thánh. Một phóng viên đã so sánh và miêu tả quần áo như là một tôn giáo với Balenciaga, mặc dù ông là người Công giáo, và cũng đã lấy nhiều cảm hứng từ nhà thờ. Không quá khó để tưởng tượng về ông, hình ảnh một thanh niên ở Tây Ban Nha, trông giống như các tác phẩm điêu khắc Chúa trên thập tự giá, xung quanh là những vị thánh tông đồ, thiên thần, và quan tâm sâu sắc đến những nếp gấp và độ rủ của những tấm vải.
Balenciaga đã mở cửa hàng đầu tiên của mình ở San Sebastián trước Thế chiến thứ nhất và cửa hàng thứ hai ở Madrid vào những năm 1920. Được gọi tên là Eisa viết tắt của Eisaguirre, tên gọi thời còn con gái của mẹ ông. Ông đã thường xuyên đến Paris để mua sắm quần áo của những huyền thoại tên tuổi thời đó như Chanel, Vionnet, Lelong và cả Schiaparelli, khi quay trở về, ông đã tách rời cẩn thận ra thành từng phần để có thể kiểm tra về kỹ thuật và đặc biệt là những bí quyết, thủ thuật mà mà bất cứ nhà thiết lớn nào đều có như một phần ADN độc độc đáo trong nghề.
Điều quan trọng đó là hầu hết những nhà thiết kế cùng thời với Balenciaga đều đã tự học. Ở thời kỳ đó không có các trường học dạy về thời trang, ngoài những cơ sở mở ra để dạy những phụ nữ trẻ mù chữ biết cách may vá – một trong những vai trò cũng được dạy bởi các nhà thờ, nơi các nữ tu sĩ dạy kỹ năng của họ cho những cô gái trong làng, để họ có thể kiếm nhất một khoản tiền cho gia đình, hầu hết đều là những gia cảnh khó khăn, nghề may và làm trang phục được dạy học bằng kinh nghiệm thực tế, không phải lý thuyết.
Một trong những lý do vì sao mà Chanel đã không đưa Balenciaga vào danh sách những nhà thiết kế đồng tính đương thời khác như Dior (tất cả những người mà cô ấy buộc tội rằng những thiết kế của họ là một sự xúc phạm đến phẩm giá của phụ nữ bởi những thiết kế thời trang của họ quá cầu kỳ) là bởi vì Chanel ngưỡng mộ kỹ thuật của ông. Cô chấp nhận rằng ông có thể cắt và may tốt hơn bất cứ ai khác ở Paris và thậm chí có thể biết rằng mỗi bộ sưu tập của Balenciaga đều có một bộ quần áo do chính tay người thợ cả (Balenciaga) thực hiện. Ông thiết kế cho những phụ nữ trên 25 tuổi, năng động, duyên dáng và có cá tính. Ông không bao giờ muốn những bộ quần áo của mình được thử trên những thân hình gầy gò. Tất cả các buổi thử đồ tại xưởng đều được diễn ra trong im lặng như sự im lặng trong một tu viện, và Balenciaga đã làm tất cả mọi cách để tránh gặp khách hàng của mình, hầu như rất khó để có thể gặp và thử đồ với ông.
Ông sẽ phải gặp gỡ xã giao với những người phụ nữ như Bettina Ballard biên tập viên Vogue có tầm ảnh hưởng ở Paris, nhưng chỉ có Carmel Snow tổng biên tập của tờ Harper’s Bazaar được coi như một người bạn, cô đến thăm Paris hai lần một năm.
Làm sao để nói được chính xác ông đã làm gì và gặt hái được những gì? Ông được ca ngợi là một “sự giản giản tột cùng”. Cả Dior và Balenciaga đều là hai người dẫn đường của thời trang Paris, nhưng Balenciaga thì ẩn danh ngay từ khi mới bắt đầu.
Balenciaga bị ám ảnh bởi thời trang, những thiết kế của ông không chỉ để làm hài lòng khách hàng mà nó còn để làm hài lòng chính ông. Không gì có thể ra ngoài xưởng mà không có sự đồng ý của ông. Tất cả những bộ sưu tập của ông đều là một quá trình làm việc, một chuỗi liên tục để khám phá và triển những ý tưởng, những cách sử dụng vải và rất nhiều trong số đó do tự tay ông cắt, ông đã dùng hai tay điêu luyện như một. Nhưng chỉ đến năm 1952, ông mới tạo ra được sự thay đổi trong cuộc chơi của chính mình. Carmel Snow đã mô tả “the semi-fitted look,” là sự khởi đầu cho cuộc cách mạng dẫn đến váy dáng suông.
Diana Vreeland đã nói với tôi rằng, khi ông ấy đóng cửa công việc kinh doanh của mình, Mona Bismarck, một trong những khách hàng trung thành nhất của ông, đã nhốt mình trong biệt thự Capri của cô ấy trong 3 ngày liền, không thể tưởng tượng được cuộc sống của cô có thể tiếp diễn mà không có những chiếc váy của Balenciaga.
(BoF – The Business of Fashion)