Điều gì đúng với đạo đức và chính trị cũng đúng với mỹ học. Vào thời Trung đại, nghệ thuật được đo bằng các thước đo bằng các thước đo khách quan. Các tiêu chuẩn về cái đẹp không phản ánh các mốt nhất thời của con người. Trái lại, thẩm mỹ của con người phải tuân theo mệnh lệnh của thế lực siêu phàm. Điều này hoàn toàn có lý trong thời đại mà con người tin rằng nghệ thuật được gợi cảm hứng bởi các lực lượng siêu phàm hơn là bởi cảm xúc của con người. Người đương thời cho rằng đôi tay của các hoạ sĩ, nhà thơ, nhà soạn nhạc và kiến trực sư được dẫn dắt bởi các nàng thơ, thiên thần là Thánh Linh. Nhiều khi, một nhà soạn nhạc viết nên một bản tụng ca hay tuyệt, chẳng có lời khen tặng nào dành cho anh ta, cũng bởi cùng lý do người ta không khen cây bút. Cây bút được cầm lên và dẫn dắt bởi bàn tay của Chúa.

Các học giả thời Trung đại trung thành với với một thuyết Hy Lạp cổ điển, theo đó sự dịch chuyển của các vì sao trên bầu trời tạo ra thứ âm nhạc thần tiên thấm đẫm cả vũ trụ. Con người được tận hưởng sức khoẻ thể chất và tinh thần khi những chuyển động bên trong cơ thể và linh hồn của họ hoà nhịp với thứ âm nhạc trên bầu trời tạo ra bởi các vì sao. Do đó, âm nhạc của con người phải vang vọng giai điệu thần thánh của vũ trụ, thay vì phản ánh những ý tưởng và sự thất thường của các nhà soạn nhạc bằng xương bằng thịt. Những bản tụng ca, bài hát và giai điệu hay nhất thường không được coi là thuộc về một nghệ sĩ thiên tài trần tục nào đó mà thuộc về cảm hứng thần thánh.

Những quan điểm như vậy không còn thịnh hành nữa. Ngày nay, người theo chủ nghĩa nhân văn tin rằng cảm xúc của con người là nguồn cảm hứng duy nhất cho sáng tạo nghệ thuật và giá trị thẩm mỹ. Tiếng nói bên trong chúng ta tạo ra và đánh giá âm nhạc, tiếng nói ấy không cần nghe theo nhịp điệu của những vì sao hay mệnh lệnh của các nàng thơ và thiên thần nào hết. Vì các vì sao thì câm lặng, còn các nàng thơ và thiên thì chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của con người. Các nghệ sĩ hiện đại tìm cách tiếp cận với chính bản thân và cảm xúc của mình, thay vì với Chúa. Chẳng trách mà khi chúng ta đánh giá nghệ thuật, chúng ta không còn tin vào thước đo khách quan nào hết. Thay vào đó, chúng ta lại quay về các cảm xúc chủ quan của mình. Trong khía cạnh đạo đức, khẩu hiệu của người theo chủ nghĩa nhân đạo là “nếu thích – cứ làm”. Trong chính trị, chủ nghĩa nhân văn vạch lối cho chúng ta rằng “cử tri biết rõ nhất’’. Trong mỹ học, chủ nghĩa nhân văn nói rằng “vẻ đẹp nằm trong mắt người nhìn”.

Vì thế, chính định nghĩa về nghệ thuật cũng thay đổi tuỳ thuộc vào mỗi người. Vào năm 1917, Marcel Duchamp mua một cái bồn tiểu bình thường được sản xuất hàng loạt, đặt tên nó là “Suối nguồn”, rồi ký tên mình vào và tuyên bố đó là một tác phẩm nghệ thuật và đặt nó trong một bảo tàng. Tại sao phải phí nước bọt cho một thứ nhảm nhí hết sức như vậy cơ chứ? Thế nhưng trong thế giới hiện đại của nhữg người nhân văn, tác phẩm của Duchamp được xem như một cột mốc nghệ thuật quan trọng. Trong vô số phòng học trên khắp thế giới, các sinh viên nghệ thuật năm nhất được cho xem hình ảnh “Suối nguồn” của Duchamp, và theo dấu hiệu của giảng viên, cả lớp nhao nhao. Đây là nghệ thuật! Không phải! Chuẩn rồi! Không đời nào! Sau khi để cho các sinh viên gỉai toả bớt nhiệt, giảng viên sẽ định hướng cuộc thảo luận bằng cách hỏi “Thế chính xác thì nghệ thuật là gì? Và làm thế nào chúng ta xác định được liệu cái gì đó có phải là một tác phẩm nghệ thuật hay là không?” Sau một vài phút lời qua tiếng lại, giảng viên sẽ lái cả lớp đi đúng hướng: “Nghệ thuật là bất cứ cái gì ta nghĩ là nghệ thuật, và cái đẹp nằm trong mắt người nhìn”. Nếu người ta nghĩ rằng một cái bồn tiểu là một tác phẩm nghệ thuật đẹp đẽ – thì nó là như vậy. Có quyền lực cao siêu nào có thể bảo rằng chúng ta sai kia chứ? Ngày nào, các bản sao kiệt tác của Duchamp được trung bày trong những bảo tàng quan trọng nhất thế giới, bao gồm Bảo tàng nghệ thuật Hiện đại SAn Francisco, Phòng trưng bày Quốc gia Canada, Phòng trưng bày Tate ở London, và trung tâm Pompidou ở Paris. (Các bản sao được trung ra trong phòng trưng bày của các bảo tàng, không phải trong nhà vệ sinh)

Những cách tiếp cận mang tính nhân văn như thế cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến cả lĩnh vực kinh tế. Vào thời Trung đại, các phường hội quản lý quy trình sản xuất, chẳng chưa mấy chỗ cho sáng tạo hay gu của các nghệ nhân và khách hàng. Nghiệp đoàn thợ mộc xác định thế nào là một chiếc ghế tốt, phường hội làm bánh định nghĩa bánh mì ngon, và phường ca nhạc ở Meistersinger của Đức thì quyết định bài hát nào là hạng nhất và bài hát nào là rác rưởi. Trong khi đó, các ông hoàng và hội đồng thành phố thì quy định lương bổng và giá cả, đôi khi ép buộc mọi mọi người mua nhữg lượng hàng hoá nhất định với một giá miễn mặc cả. Trong thị trượng tự hiện đại, tất cả các phường hội, uỷ ban và các ông hoàng này đều bị thay thế bới một quyền năng tối thượng mới – ý chí tự do của khách hàng.

Chẳng han, hãy lắng nghe lời Giáo sư Leif Anderson từ Đại học Uppsala. Ông là chuyên gia trong lĩnh vực cải tiến gien cho súc vật nông trại, để tạo ra các giống lợn sinh trưởng nhanh hơn, bò sữ cho nhiều sữa hơn và gà nhiều thị hơn. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Haaretz, phóng viên Naomi Darom đối chất với Andresson rằng các can thiệp di truyền như thế có thể làm các con vật chịu rất nhiều đau đớn. Mới hôm nay những con bò sữa “cải tiến” đã có vú nặng đến nỗi chúng gần nh không thể đi lại được, trong khi những con gà “nâng cấp” thậm chí không thể đứng lên. Giáo sư Andresson trả lời chắc như đinh đóng cột: “Mọi thứ đều phụ thuộc vào từng khách hàng riêng lẻ và câu hỏi liệu khách hàng sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho thịt… chúng ta phải nhớ rằng sẽ không thể duy trì mức tiêu thụ thịt toàn cầu ngày nay mà không có giống gà (chất lượng cao) hiện đại… Nếu kháhc hàng yêu cầu chúng tôi cung cấp chỉ loại thịt rẻ nhất có thể – thì đó là thứ khách hàng sẽ nhận được… KHách hàng cẩn phải quyết định điều gì là quan trọng nhất với họ – giá cả, hay thứ gì khác.

Giáo sư Andersson có thể ngủ ngon với một lương tâm trong sạch. Việc khách hàng vẫn đang mua các sản phẩm động vật chất lượng cao của ông cho thấy ông đang đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ và do đó ông đang làm điều tốt. Cũng một logic như vậy, nếu một công ty đa quốc gia nào đó muốn biết liệu mình có theo kịp với phương châm “ĐỪNG SỐNG ÁC” của mình hay không, công ty này chỉ cần xem sổ quyết toán của mình. Nếu công ty đang kiếm được bộn tiền thì có nghĩa là hàng triệu người thích sản phẩm của nó, điều này được ngụ ý rằng công ty là một thế lực tốt đẹp.

Nếu ai đó phản đối và nói rằng mọi người có thể đang lựa chọn sai, thì anh ta sẽ may mắn được nhắc nhở là khách hàng luôn đúng, và rằng cảm xúc con người là nguồn gốc của mọi ý nghĩa và thẩm quyển. Nếu hàng triệu người tự do lựa chọn mua sản phẩm của công ty, thì anh là ai mà dám bảo họ sai?

#homodeus #yuvalnoahharari #booklover ❤️