Wozniak đã làm phần lớn công việc trong góc làm việc cubicle của mình tại văn phòng ở công ty Hewlett-Packard. Ông sẽ đến đó tầm 6:30 mỗi sáng, và một mình trong cả buổi sáng sớm, ông sẽ đọc tạp chí kĩ thuật, nghiên cứu các tài liệu về vi mạch điện tử, và chuẩn bị các thiết kế trong đầu mình. Sau khi hết giờ làm, ông sẽ trở về nhà, làm nhanh một đĩa spaghetti hoặc hâm nóng một đĩa đồ ăn sẵn nào đấy, sau đó lại quay xe trở lại văn phòng và làm việc ở đó cho tới tận đêm khuya. Ông miêu tả những lúc đêm khuya tĩnh lặng và những buổi sớm đơn độc này “là cảm giác sung sướng nhất đời”.
Hầu hết các nhà sáng tạo và kỹ sư mà tôi đã gặp đều giống như tôi, họ nhút nhát, rụt rè và dành phần lớn thời gian chìm đắm trong những suy nghĩ của riêng mình. Họ gần như những nghệ siz vậy, và họ làm việc tốt nhất khi được ở một mình, nơi họ có thể hoàn toàn điều khiển thiết kế của một sản phẩm sáng tạo mà không có hàng đống những người khác chỉ muốn thiết kế nó ra để cho quảng cáo, hoặc các loại hội đồng khác. Tôi không tin có bất cứ thứ gì mang tính cách mạng lại từng được sáng tạo ra bởi một hội đồng tập thể.
Những người có khả năng sáng tạo cao hơn thường là những người được xã hội đánh giá là người hướng nội. Họ có đầy đủ các kỹ năng giao tiếp xã hội, nhưng “không hề đặc biệt quảng giao hay có tính cách thích quan hệ với nhiều người.”
Những người này tự miêu tả mình là “độc lập” và “cá nhân chủ nghĩa” (independent and individualistic). Khi còn là thanh niên, rất nhiều người trong số họ là những người nhút nhát, rụt rè và thích ở một mình.
Những khám phá này không có nghĩa là những người hướng nội luôn luôn có khả năng sáng tạo cao hơn người hướng ngoại; nhưng chúng có đưa đến gợi ý rằng, trong một nhóm người cực kỳ sáng tạo, có khả năng cao bạn sẽ tìm thấy rất nhiều người hướng nội. Tại sao điều này lại có thể là thật?
Ông miêu tả rõ ràng những bậc cha mẹ lý tưởng của một đứa trẻ có mức-độ-phản-ứng-cao: Một người có thể đọc được những tín hiệu của bạn, tôn trọng sự độc lập của bạn, một người ấm áp, nhưng cũng mạnh mẽ khi ra lệnh cho bạn mà không cần phải hà khắc hay cay nghiệt, khuyến khích trí tò mò, các thành tích cao trong học tập, dạy bạn bỏ qua món lợi tức thời để có được lợi ích về lâu dài trong tương lai, biết tự kiềm chế bản thân; và không hề cay nghiệt, hờ hững với con cái, hay có tính khí thất thường”
Lời khuyên này là vô cùng phù hợp vói mọi bậc cha mẹ, tuy nghiên, nó là cực kì tối quan trọng cho mọi việc nuôi dạy một đứa trẻ có-mức-độ-phản-ứng-cao.
Hầu hết mọi người hẳn sẽ rất trân trọng sự linh hoạt từ thông điệp này, tôi tin là vậy; ít ai trong chúng ta lại có một tuổi thơ không hề có một rắc rối gia đình nào.
Nhưng có 1 dạng linh hoạt khác mà chúng ta đều mong có thể áp dụng được vào cho câu hỏi: chúng ta là ai và chúng ta trở thành gì? Chúng ta muốn có quyền tự quyết định số phận của chính chúng ta. Chúng ta muốn bảo vệ những mặt tích cực trong tính cách của chúng ta, và cải thiện, thậm chí loại bỏ những phương diện chúng ta không thích. Bên cạnh thiên tính bẩm sinh của mỗi chúng ta, bên cạnh cả sự may rủi trong những trải nghiệm tuổi thơ ấu của chúng ta, chúng vẫn muốn tin rằng chúng ta-với tư cách là những người trưởng thành-có thể tự mình định hình chính mình, và tự biến cuộc sống của mình thành những gì mà chúng ta muốn.
Wozniak đã làm phần lớn công việc trong góc làm việc cubicle của mình tại văn phòng ở công ty Hewlett-Packard. Ông sẽ đến đó tầm 6:30 mỗi sáng, và một mình trong cả buổi sáng sớm, ông sẽ đọc tạp chí kĩ thuật, nghiên cứu các tài liệu về vi mạch điện tử, và chuẩn bị các thiết kế trong đầu mình. Sau khi hết giờ làm, ông sẽ trở về nhà, làm nhanh một đĩa spaghetti hoặc hâm nóng một đĩa đồ ăn sẵn nào đấy, sau đó lại quay xe trở lại văn phòng và làm việc ở đó cho tới tận đêm khuya. Ông miêu tả những lúc đêm khuya tĩnh lặng và những buổi sớm đơn độc này “là cảm giác sung sướng nhất đời”.
…
Hầu hết các nhà sáng tạo và kỹ sư mà tôi đã gặp đều giống như tôi, họ nhút nhát, rụt rè và dành phần lớn thời gian chìm đắm trong những suy nghĩ của riêng mình. Họ gần như những nghệ siz vậy, và họ làm việc tốt nhất khi được ở một mình, nơi họ có thể hoàn toàn điều khiển thiết kế của một sản phẩm sáng tạo mà không có hàng đống những người khác chỉ muốn thiết kế nó ra để cho quảng cáo, hoặc các loại hội đồng khác. Tôi không tin có bất cứ thứ gì mang tính cách mạng lại từng được sáng tạo ra bởi một hội đồng tập thể.
Những người có khả năng sáng tạo cao hơn thường là những người được xã hội đánh giá là người hướng nội. Họ có đầy đủ các kỹ năng giao tiếp xã hội, nhưng “không hề đặc biệt quảng giao hay có tính cách thích quan hệ với nhiều người.”
Những người này tự miêu tả mình là “độc lập” và “cá nhân chủ nghĩa” (independent and individualistic). Khi còn là thanh niên, rất nhiều người trong số họ là những người nhút nhát, rụt rè và thích ở một mình.
Những khám phá này không có nghĩa là những người hướng nội luôn luôn có khả năng sáng tạo cao hơn người hướng ngoại; nhưng chúng có đưa đến gợi ý rằng, trong một nhóm người cực kỳ sáng tạo, có khả năng cao bạn sẽ tìm thấy rất nhiều người hướng nội. Tại sao điều này lại có thể là thật?
Quiet: The Power of Introverts in a World That Can’t Stop Talking – Susan Cain