Trải qua rất nhiều sự thay đổi của bộ vest cho đến ngày nay, “Suit” vẫn giữ được những yếu tố không thay đổi với thời kỳ ban đầu. Tất nhiên có nhiều chi tiết thiết kế đã thay đổi giữa năm 1940 và năm 2020.
Vậy, câu hỏi là: thực sự “suit” là gì?
Từ “suit” được chuyển từ từ “Suivre” trong tiếng Pháp, có nghĩa là “đi theo”. Nghĩa là áo khoác theo quần hoặc ngược lại, “suit” là một bộ trang phục kết hợp giữa áo khoác và quần trên cùng một loại vải/chất liệu. Nó không chỉ là về màu sắc, nó được làm từ cùng một loại vải.
1778-1840
Dựa trên nhiều khía cạnh về trang phục nam giới, nguồn gốc của “suit” có thể được bắt nguồn từ Beau Brummell (1978-1840). Ông được coi là hình mẫu của đàn ông Anh Quốc vào thế kỷ 19.
Trước Beau Brummell, trang phục nam ảnh hưởng nặng nề từ triều đình Pháp, trang phục phát triển xoay quanh những chất liệu vải được thêu hoặc đính kết dày và nặng điển hình như áo khoác nhung, quần chẽn và những đôi tất cao đến gối.
Beau Brummell đã thay thế tất cả bằng một chiếc quần đơn giản kết hợp cùng với giày cao cổ, và áo khoác với thiết kế đơn giản, ít trang trí và không sặc sỡ.
Thời trang nam Pháp đã gián tiếp bị ảnh hưởng bởi cuộc cách mạng Pháp và những ai mặc theo cách này đều bị hành hình. Tuy nhiên, Beau Brummell chắc chắn là người đã phổ biến phong cách tối giản. Ngày nay, phần trên và dưới trang phục của Beau Brummell không còn phải giống nhau một cách chính xác nhưng toàn bộ hình sáng trang phục và màu trầm, tối là những yếu tố căn bản để hình thành nên bộ vest hiện đại mà chúng ta biết ngày nay.
1837-1901
Vào đầu thời đại Victoria kéo dài từ năm 1837 đến năm 1901, trang phục đầu tiên và quan trọng nhất mà một người đàn ông sẽ mặc là áo khoác dạ. Về cơ bản nó là một chiếc áo khoác đen giống với những chiếc áo khoác hiện đại.
Áo khoác này có một đường xẻ tà sau và có thể có 1 hoặc 2 hàng cúc. Về độ dài, dài áo được kéo dài chạm đến gối, đó là lý do vì sao nó được gọi là overcoat – áo khoác ngoài. Khi đó phiên bản một hàng cúc của áo khoác dạ đã trở nên thông dụng và phổ biến, phiên bản hai hàng cúc được xem như lịch sự hơn bởi vì nó được biết đến nhờ hoàng tử Albert.
Cuối thời đại Victorian, áo khoác đuôi tôm cơ bản đã được chuyển thể thành hai hình thức khác nhau. Một kiểu được gọi là “morning coat” với việc giữ nguyên độ dài đuôi áo, mặt khác, kiểu dáng thứ hai với tên gọi “lounge suit” thì không còn đuôi áo sau nữa.
Trong khi “Morning suit” giữ nguyên độ dài áo, ngày nay mẫu áo này còn được mở ¼ so với mẫu áo kiểu cổ điển và thường có 1 cúc áo thay vì hai hàng cúc như trước.
Cùng thời gian đó, nó trở thành sự lựa số một cho trang phục lịch sự được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Khác với bây giờ, “Morning suit” được coi là phục lễ, và chỉ được mặc trong các dịp đặc biệt, ta chỉ nhìn thấy trong các lễ cưới hoàng gia hoặc là lễ cưới của tầng lớp thượng lưu.
Mặc dù về lý thuyết, áo khoác cổ điển và morning coats có thể dùng cùng một loại vải với quần, những thông thường, nó thường được mặc cùng với quần có màu sắc tương phản.
Vẫn sử dụng vải tối màu, tuy nhiên thiết kế này không nhất thiết phải sử dụng trên cùng một chất liệu.
Ở góc khác, “Lounge suit” lại thống nhất trên một chất liệu cho cả phần trên và dưới của bộ trang phục. Bởi lẽ đó, mà nó được nhắc gọi là “Dittoes”, từ thuật ngữ “Ditto” hiểu như là cùng một loại vải từ trên xuống dưới.
“Lounge suit” có nguồn gốc ra đời và phát triển vào những năm 1850-1860 ở Scotland. Lúc đó, trang phục được làm ra bởi những loại vải nặng, và có mục đích sử dụng khoác ngoài thường ngày.
Ngày nay, trong suy nghĩ của nhiều người, “Suit” là bộ trang phục trang trọng, lịch sự, nhưng trong suốt thời kỳ Victoria, thì ngược lại. “Suit” được coi là bộ trang phục thông dụng và hoàn toàn không có tính trang trọng. Đặc biệt, việc kết hợp chính xác màu sắc và chất liệu của áo khoác và quần làm cho nó càng trở nên không trang trọng, bởi vì khi đó áo frock coats và morning coats được mặc với quần có độ tương phản khác biệt.
Một sự khác biệt rõ ràng với chiều dài. Lúc này chiếc áo khoác ngắn hơn nhiều, không có đuôi, và không có chiết ly trước.
Như tên gọi, “lounge suit” chính thức là trang phục thông dụng hằng ngày, được sử dụng với sự thoải mái, đặc biệt phổ biến ở vùng nông thôn Anh. Tất nhiên, khi đó hệ thống lò sưởi không phát triển và chính vì vậy, “lounge suit” luôn được mặt với một áo gi-lê ở trong, cùng chất liệu vải và trang phục lúc bây giờ luôn có ba thứ: áo khoác, áo gi-lê, quần.
Chúng ta có thể nhận thấy, phom dáng đã được định hình lại, có vẻ như đó là chi tiết duy nhất được thay đổi. Có thể là độ rộng ve áo, chiều dài áo khoác, điểm mở khuy cài, độ dài ve áo, chiều cao đường xẻ tà sau, loại vải được sử dụng, nhưng nhìn chung thiết kế đã được thay đổi để trông hiện đại hơn.