1950
Trong suốt những năm 1950, những cuộc nổi loạn trong thời kỳ hậu chiến đã có ảnh hưởng đến trang phục vest. Để thắt lưng buộc bụng, nhiều người đã quay trở lại với phong cách mặc vest như thời kỳ trước chiến tranh. Ve áo trở nên rộng hơn, quần có ly trở lại, và không còn phom dáng ôm sát.
Quần có ly đã trở nên đặc biệt phổ biến bởi vì mọi người có thể thoải mái di chuyển và cử động.
Mảnh ghép thứ 3 trong bộ vest là áo gile mặc bên trong áo khoác vẫn không được sử dụng nhiều bởi lúc này các hệ thống sưởi trung tâm đã phát triển hơn nhiều. Nhu cầu mặc thêm áo gile bên trong để giữ ấm không còn nhiều nữa.
Một lần nữa, thời kỳ hậu chiến lần hai này giống với thời kỳ hậu chiến lần một vào những năm 1920, khi những phong trào cách tân/nổi loạn của thế hệ sau với phong cách của những thế hệ đi trước, điều đó cũng đúng với những gì xảy ra ở thời trang những năm 50.
Không chỉ với “Zoot suit”, rất nhiều những thanh nam thanh niên trẻ đã thể hiện phong cách đi ngược lại với những mà cha và ông nội của của họ bằng việc mặc áo phông và quần jeans hoặc áo khoác da.
(“Zoot suit” là bộ vest nam với thiết kế hạ eo cao, ống rộng, bo gấu và đệm vai cỡ lớn.)
Một ví dụ khác về sự phản kháng trong thời trang theo cách tinh tế hơn đó là phong cách “Ivy League” một hình mẫu thu nhỏ của phong cách áo khoác “sack suit”
(“sack suit, walking suit, business suit, ở Anh còn được gọi là “lounge suit” là trang phục thoải mái cho đàn ông, những người có thể mặc áo vest dài cổ điển, đây là trang phục số một của đại đa số đàn ông Mỹ.)
Thiết kế bởi áo khoác với một xẻ tà chính giữa và quần không có xếp ly. Một cách khác của phong cách này là áo khoác luôn chỉ có một hàng khuy và đệm vai rất mỏng, thậm chí là không dùng đệm cho hai vai, điều này đã làm nên một phom dáng tự nhiên cho bộ trang phục, điều này cũng được cho là liên quan gần với phong cách vest Ý, nhưng trên thực tế người Mỹ cũng mặc như vậy từ rất lâu rồi.
Đây là thời gian mà Brooks Brothers thực sự thống trị trong lịch sử nước mỹ, và xét một cách tổng quan tính ứng dụng của quần áo đã không ăn nhập được với thiết kế bộ vest, do vậy phong cách Ivy League đã được hình thành bởi những sự kết hợp đa dạng, thể hiện được nhiều hơn chỉ là vest.
Hình ảnh bộ vest vẫn tồn tại, tuy nhiên lúc này áo khoác thể thao trở nên phổ biến hơn do sự đa dạng về chất liệu mà màu sắc. Vào cuối những năm 50, chúng ta sẽ thấy thêm một văn hóa trong những trang phục vest đó là “Mod suit”
Một ví dụ điển hình cho trang phục vest những năm 1950, chúng ta có thể nhìn thấy qua Frank Sinatra hay Rat Pack, họ thực sự là những hình mẫu phong cách của thời gian này.
1960
Trong suốt những năm 1960, phong cách vest những năm 50 ôm vừa dáng người mặc hơn. Chúng ta có thể thấy lúc này vest ôm vừa vặn với cơ thể, có độn vai và được kết hợp cùng cà-vạt bản hẹp.
Ống quần lúc này cũng khá hẹp, thon lại đến mắt cá và che được phần cổ giày. Thậm chí, ngay cả với quần có gập gấu hay không gập gấu, chất liệu sử dụng vẫn còn khá nặng, và có bề mặt thô, nhưng đều được cải tiến và giờ vải được dệt thêm cùng sợi nylon và sợi tổng hợp nhân tạo để có được một chất liệu mới.
Theo một cách riêng, áo khoác thể thao được tạo nên với những họa tiết táo bạo được ưa chuộng hơn so với những áo trơn. Có thể nhìn thoáng qua phong cách của những năm 60 này trong loạt phim Mad Men, như một ví dụ minh họa, nhân vật mặc áo khoác có kẻ sọc đậm, và những bộ vest ôm sát đến văn phòng.
1970
Những năm 1970 được coi là thời kỳ đi xuống sâu trong lịch sử phát triển của vest và thời trang nam.
Bộ vest vẫn tương đối ôm sát, những ve áo lúc này lại lớn hơn, lúc này những bộ vest lại khá lòe loẹt và quần thường được cắt ống loe. Điểm thú vị là vào những năm 70, việc mặc gile đã quay lại, nhưng thực sự bộ trang phục lúc này không đạt được tính lịch sự nào cả.
Những thiết kế khá thông dụng và bị ảnh hưởng bởi văn hóa sàn nhảy (disco and replica watches). Cùng với màu sắc tươi sáng, vải sử dụng chất liệu tổng hợp giống ngày nay.
1980
Vào những năm 80 là thời gian mà bộ vest trở nên tốt đẹp hơn nhiều. Nếu phải chỉ ra một thiết kế tiêu biểu thì đó chính là “power suit”. Thiết kế này được phổ biến rộng rãi lần đầu tiên bởi Richard Geri dưới tên American Gigolo, nhưng đồng thời cũng được phổ biến trên tivi bởi Maimi Vice.
Trung tâm của mọi sự tạo hình và thiết kế vest lúc này là Giorgio Armani. Chiếc áo khoác mềm mại, vai áo rộng, ve áo lúc này cũng có bản lớn hơn, và đường khoét cổ áo lúc này được kéo xuống thấp hơn nhiều, chỉ để một phần nhỏ cho điểm cài khuy.
Nhìn một cách Armani đã sáng tạo điểm đặc trưng cho hình dáng của bộ vest. Cho đến ngày nay, khi nhìn vào vest rất dễ để liên tưởng đến những năm 1980 là vì vậy.
Một ví dụ tiêu biểu khác về power suit có thể kể đến Michael Douglas đóng vai Gordon Gekko trong phim Wall Street. Tất cả những bộ vest này đều được thiết kế bởi nhà thiết kế Alan Flusser, tất c những bộ trang phục vest này đều là hình mẫu cho định nghĩa về power suit cho đến tận bây giờ.
Mặc dù thực tế Armani đã thiết kế lại sự tiện dụng với cấu trúc thiết kế của vest và làm bộ trang phục trở nên mềm mại hơn. Những năm 80 của thế kỷ là thời gian của sự dư thừa và là sự chủ nghĩa tư bản và power suit đã ra đời và trực tiếp ảnh hưởng bởi thời đại.
1990
Những năm 1990 cũng là khoảng thời gian đi xuống của vest. Thiết kế cơ bản dựa trên những điểm tệ nhất của năm 80, có thể nói rằng điều đã làm bộ vest trở nên xấu hơn thực sự.
Vest của những năm 90 trông thực sự hài hước, áo khoác một hàng khuy, đôi lúc có ba hoặc bốn khuy, hai hàng khuy với 6 khuy nhưng chỉ cài khuy ở dưới cùng, điểm cài áo hạ xuống rất thấp làm cho thiết kế có tỷ lệ rất mất cân đối.
2000
Quần có hình hộp, rộng thùng thình, và dài đến mắt cá chân. Trong khi đó, những năm đầu 2000 có th thấy sự quay trở lại của áo khoác ôm vừa vặn.
Thiên niên kỷ mới đã đem lại toàn bộ sự phản ứng với đường cắt thùng thình, mềm oặt của bộ vest trong những năm 80, 90 và quay trở lại phong cách tối giản như những gì chúng ta thấy ở những năm 40. Một số chuyên gia thậm chí còn lập luận rằng thiết kế vest lúc này giống như trở lại với phong cách mod suits của những năm 1960.
Cùng thời điểm đó, một số ít lại thích mặc cả bộ vest màu đen như một cách dễ dàng để tạo nên một bộ đồng phục tối giản.
Quần thường có viền gấu khá thấp, áo khoác có ve hẹp, và một ví dụ hoàn hảo về điều đó là Thom Browne, người đã tạo ra những áo khoác và quần cực ngắn.
Những người khác như Tom Ford, đã có những đường cắt gọn và bó nhưng không đến mức cực đoan. Cũng chính vì lẽ đó, những bộ vest của Tom Ford vẫn có thể được mặc cho đến ngày nay.
(Nguồn: gentlemansgazette.com)