Người phụ nữ mới
Khi những người đàn ông đã xung phong nhập ngũ để phục vụ cho quân đội trong chiến tranh Thế giới thứ nhất, thật khó để có thể thay đổi một phụ nữ khi họ đã có những hứng thú với thế giới bên ngoài xã hội. Nhạc Jazz trở nên phổ biến. Một cơn sốt khiêu vũ dành cho Tango và Charleson bùng nổ. Tất cả mọi người ở trong những cuộc đua với ô tô, tắm nắng và bơi lội. Những nguyên tắc mới cũng được áp dụng cho xã hội bấy giờ bao gồm sự phát triển của tầng lớp nhà giàu mới nổi cùng với tầng lớp thượng lưu cũ, cùng đó là sự nhen nhóm của phong trào tiên phong đi song song với văn hoá truyền thống về sự thanh lịch. Nắm bắt được những năng lượng sôi động của thời kỳ này, một guồng quay các xu hướng thời trang ngày càng trở nên ngắn lại.
Vẻ ngoài của phụ nữ đã được thay đổi đáng kể. Thay đổi từ kiểu tóc dài, chải chuối cầu kỳ đến kiểu tóc bob ngắn. Độ dài váy ngắn lại, dài đến mắt cá chân được kéo lên đến gối. Phong cách trẻ trung, mảnh mai được ưa chuộng hơn phong cách nghiêm túc và hình dáng mập mạp, phụ nữ theo đó đã ăn diện như những chàng trai. La Garconne, nhân vật trong cuốn tiểu thuyết cùng tên của Victor Marguerite (1922) đã trở thành biểu tượng của những người phụ nữ muốn hướng đến. Người phụ nữ mới đòi hỏi cần có bằng cấp cao hơn, chuyên nghiệp hơn và yêu thích những mối quan hệ lãng mạn mà không do dự. Những cô gái đã đưa xã hội đến với những hình ảnh mới như lái xe ô tô, chơi gôn và quần vợt, tập thể dục và thậm chí cả hút thuốc.
Phong cách garçonne đã loại bỏ tất cả những điểm nhấn của ngực hay là vòng eo, đã gặt hái được sự công nhận ở Exposition Internationale des Arts Decoratifs et Industriels Modernes được tổ chức vào năm 1925, buổi triển lãm đã mang đến khái niệm Art Deco. (Art Deco là một trường phái nghệ thuật và trang trí mang tính chiết trung được bắt đầu tại thành phố Paris vào thập niên 1920 và phát triển ra toàn thế giới trong thập niên 1930). Một bộ tóc ngắn, mũ cloche và váy suông, eo trễ với độ dài đến gối là hình ảnh đặc trưng cho một garçonne (The garçonne theo tiếng Pháp còn nghĩa là con trai). Vì hình ảnh mái tóc ngắn và cá tính phóng khoáng của phụ nữ thời gian này, sự đơn giản hết sức của thời trang đã được bổ sung với các loại trang trí bề mặt như thêu ren, lông vũ, những phụ kiện bắt sáng. Đồ lót bao gồm áo lót, tất màu da, trang điểm môi đỏ, phấn trắng, má hồng, chân mày tỉa mảnh, và mắt nhấn đường viền đen để hoàn thiện vẻ ngoài.
Nhu cầu quần áo thể thao nổi lên như một điều đương nhiên. Nhà vô địch quần vợt người Pháp Suzan Lenglen cũng đã giúp thúc đẩy sự phát triển của quần áo thể thao bằng cách sử dụng sức mạnh không đối thủ của cô trong trang trang phục quần vợt chức năng. Những bộ đồ tắm, phô diễn cơ thể nhiều hơn bao giờ hết, đã xuất hiện trên các bãi biển ở khắp mọi nơi vào cuối những năm 1910. Trang phục đi biển đã được ra đời, và thời trang mặc quần trở nên phổ biến tại các khu nghỉ dưỡng.
Gabrielle (“Coco”) Chanel đã đóng vai trò quyết định trong khía cạnh mới này của thời trang phụ nữ. Bà đã thiết kế những trang phục thuận tiện, đơn giản, vẻ ngoài sang trọng với sự kết hợp sáng tạo giữa chất liệu dệt kim và những phom dáng được lấy cảm hứng từ trang phục nam giới. (Jersey là một loại vải dệt kim được sử dụng chủ yếu để sản xuất quần áo. Ban đầu nó được làm bằng len, nhưng bây giờ được làm bằng len, bông và sợi tổng hợp.)
Sau mẫu váy dệt kim tạo được sự chấn động, bà đã thiết kế những bộ quần áo với cardigan, phong cách thuỷ thủ “yachting pants” – quần yachting, đồ mặc dạo biển “beach pajamas” (Beach pajamas được mặc khi đi dạo bên bờ biển, đã được phổ biến bởi Gabrielle “Coco” Chanel vào đầu những năm 1920. Bộ đồ ngủ đi biển đầu tiên được mặc bởi một vài người thích phiêu lưu, nhưng đến cuối thập kỷ này Beach pajamas đã trở nên phổ biến hơn đối với đa số phụ nữ.) và thiết kế must-have nổi tiếng – black dress – một chiếc váy đen. Một trong những đóng góp khác của Chanel cho thời trang đó là ý tưởng về mốt – hợp thời trang, sự phô trương của trang sức có thể đại diện cho sự giàu có. Là hiện thân hoàn hảo của cả phong cách garçonne và hình ảnh người phụ nữ độc lập, Chanel đã tạo ra một phong cách ăn mặc hoàn toàn mới và có những thiết kế thực sự dành cho những người phụ nữ sẵn sàng theo đuổi cuộc sống năng động của riêng mình.
Vào thời kỳ hoàng kim của thời trang cao cấp trong suốt những năm 1920 đến 1930, rất nhiều cái tên của những nhà thiết kế nổi tiếng, phải kể đến như Jean Patou, Edward Molyneux và Lucien Lelong đã làm việc rất tích cực bên cạnh những nhà mốt lâu đời như Paquin và Callot Soeurs. Những nhà thiết kế nữ đã có sự ảnh hưởng đặc biệt, vào những năm 1920 Chanel và Madeleine Vionnet đã thực sự trở thành những kiến trúc sư của thời trang. Những kỹ thuật cắt vải từ những hoạ tiết hình học với sự tinh tế về cấu trúc sản phẩm đã mang đến những thiên tài sáng tạo với những thiết kế váy đầm. Vionnet đã phát minh ra nhiều kiểu thiết kế chi tiết khác nhau như cắt lệch, đường cắt tròn, đường cắt bằng dấu gạch chéo hoặc hình tam giác, đường viền cổ áo. Lấy cảm những từ những kết cấu đơn giản của Kimono Nhật Bản, bà cũng đã tạo ra một chiếc váy được làm từ một mảnh vải duy nhất.
Sự kết hợp giữa thời trang và nghệ thuật đã trở nên gần gũi như chưa từng có trong những năm 1920. Những nhà thiết kế đã kết hợp với những nghệ sĩ để tìm ra cảm hứng sáng tạo. Các trào lưu nghệ thuật mới trong nghệ thuật như Chủ nghĩa siêu thực, Chủ nghĩa vị lai và Trang trí nghệ thuật đề xuất rằng toàn bộ môi trường sống, bao gồm cả quần áo, nên được hài hoà như một biểu hiện thống nhất. Sự hợp tác của các nghệ sĩ tiên phong và đặc biệt và đặc biệt là sự ảnh hưởng của Chủ nghĩa siêu thực và Chủ nghĩa vị lai đã mang đến sự cấp tiến trong nghệ thuật thiết kế cho quần áo. Các phụ kiện trang trí và vải dệt của Art Deco đã xuất hiện từ sự hợp tác có lợi này, cái đã bao gồm cả sự đáp ứng của một số kỹ thuật như sơn mài Phương Đông.
Nhưng cuộc Đại suy thoái năm 1929 đã chấm dứt phần lớn sự thịnh vượng thời hậu chiến có được trong những năm 1920. Rất nhiều khách hàng giàu có của thời trang trang cao cấp đã mất tất cả tài sản sau chỉ một đêm và đường phố đầy những người vô gia cư. Tầng lớp trung lưu sống sót qua thời kỳ tồi tệ nhất đã trở nên quan tâm nhiều hơn đến việc may vá tại nhà.
(The Collection of the Kyoto Costume Institute – Taschen)