Nghệ thuật và Thời trang
Những khó khăn kinh tế trong chiến tranh biến đổi hình dáng trừu tượng và suôn thẳng được ưa chuộng trong những năm 1920 nhường chỗ cho những phom dáng tự nhiên trong những năm 1930. Vẫn giữ được những đường nét thanh mảnh, nhưng phần ngực đã được chỉnh lại và đường eo một lần nữa lại được thu gọn lại vào đúng vị trí. Váy đầm dài và trang phục buổi tối quay trở lại, tóc được để dài nữ tính, truyền thống với những lọn tóc xoăn bồng bềnh.
Tuy nhiên không phải tất cả mọi thứ đều bị lãng quên. Theo thời gian, tiếp tục có những chiếc váy ngắn và quần áo thể thao ngày càng phổ biến hơn. Tầng lớp giàu có dành những kỳ nghỉ dài ở khu nghỉ dưỡng và những người bình thường cũng yêu thích những kỳ nghỉ trên biển. Kết quả là, thời trang cho những hoạt động ngoài trời trở nên quan trọng. Mặc dù thuật ngữ prêt-à-porter, hoặc “ready-to-wear,” vẫn chưa xuất hiện, những nhà mốt cao cấp đã bắt đầu định hướng các dòng hàng áo len, quần dài, và đồ bơi cho thể thao trong những cửa hàng của họ.
Elsa Schiaparelli đã bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là nhà thiết kế đồ thể thao như áo len và quần áo đi biển. Bà dần mở rộng những dòng sản phẩm bao gồm trang phục dạo phố và đầm dạ hội, đồng thời khẳng định mình là một trong những nhà thiết kế quan trọng nhất những năm 1930. Schiaparelli được biết đến là những đã sử dụng trí thông minh tuyệt vời để sáng tạo ra những bộ đồ thời trang độc đáo của mình, được thể hiện qua chiếc áo len đen nổi tiếng với chiếc nơ trắng Trompe-l’œi, khởi đầu sự nghiệp của bà trong lĩnh vực thời trang. (Trompe-l’œil là một kỹ thuật nghệ thuật sử dụng hình ảnh thực tế để tạo ra ảo ảnh quang học rằng các đối tượng được mô tả tồn tại trong không gian ba chiều. Phối cảnh cưỡng bức là một ảo ảnh có thể so sánh được trong kiến trúc.), (Ready-to-wear hoặc prêt-à-porter thường được viết tắt là RTW; “off-the-rack” hoặc “off-the-peg” trong sử dụng thông thường là thuật ngữ chỉ quần áo may sẵn, được bán trong tình trạng hoàn thiện với kích thước tiêu chuẩn, khác biệt với quần áo may đo hoặc đặt may riêng phù hợp với khung hình của một người cụ thể.)
Schiaparelli là một nhà thiết kế đã làm việc gần gũi nhất với các nghệ sĩ cùng thời bây giờ. Bà bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa Dada (Dada hay chủ nghĩa Dada là một phong trào nghệ thuật của những người tiên phong châu Âu vào đầu thế kỷ 20, với các trung tâm ban đầu ở Zürich, Thụy Sĩ, tại Cabaret Voltaire. New York Dada bắt đầu c. 1915, và sau 1920 Dada phát triển mạnh mẽ ở Paris. Hoạt động của Dadaism kéo dài cho đến khi c. giữa những năm 1920.) và đã áp dụng những ý tưởng từ chủ nghĩa Siêu thực để tạo ra những chiếc váy và mũ kỳ dị của mình. Nhưng nghệ thuật thì không chỉ đơn giản là một nguồn cảm hứng, bà còn kết hợp nó trực tiếp trên những thiết kế của mình. Các bản vẽ phác thảo gốc của Salvador Dali và Jean Cocteau đã được in hoặc thêu trên những mẫu đầm. Bà đã rất hăng hái trong việc khai thác những chất liệu mới và vật liệu mới với rayon, vinyl và giấy bóng kính. Tuy nhiên, sự tập trung của bà không phải là chú ý đến việc làm lại các phom dáng mới cho quần áo. Vai vuông và phần eo đặc trưng trong những thiết kế của bà là thời trang chủ đạo trong những năm 1930, và vẫn là phong cách chính trong Thế chiến thứ hai.
Trong những năm 1930, các nhà thiết nữ như Gabrielle Chanel và Madeleine Vionnet, những người đã nhận được sự hoan nghênh của quốc tế kể từ những năm 1920, cũng như Schiaparelli, đã đại diện cho nhóm tiên phong của thế giới thời trang. Nhưng một nhà thiết kế Nam, Cristobal Balenciaga, đã xuất hiện năm 1937, đưa ra những thiết kế mới với cấu trúc hoàn toàn hiện đại đã thu hút được rất nhiều sự chú ý.
Những bộ phim Mỹ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thời trang trong suốt những năm 1930. Những ngôi sao Hollywood nổi tiếng như Marlene Dietrich và Greta Garbo đã mặc những đầm được thiết kế bởi nhà thiết kế phục trang nổi tiếng Adrian. Những trang phục này trông tương đối bảo thủ và được cắt may đơn giản hơn so với thời trang cao cấp ở Paris, nhưng cũng xuất hiện một cách lộng lẫy trên màn ảnh bởi vì được sử dụng chất liệu vải sang trọng. Số lượng những người phụ nữ trong xã hội nói chung những người xem phim Hollywood – để ý đến các chỉ dẫn – dần dần vượt quá số lượng những người đọc các tạp chí giới thiệu thời trang cao cấp của Paris.
Nhiếp ảnh được phát minh vào thế kỷ 19, và trở nên quan trọng trên các tạp chí thời trang. Ảnh thời trang xuất hiện trên tạp chí vào đầu thế kỷ này, và chất lượng của chúng được dần cải thiện và trở nên phổ biến hơn. Các nhiếp ảnh gia như Adolphe Meyer trong những năm 1910 và Edward Steichen trong năm 1920 đã được ghi nhận là những người có công phát minh ra nhiếp ảnh thời trang. Trong những năm 1930, khi ảnh màu lần đầu tiên xuất hiện, đã là chìa khoá cho hình ảnh trên các tạp chí thời trang. Thông qua những nỗ lực của những nhiếp ảnh gia, sự thể hiện cá nhân đã được phát triển mạnh; George Hoyningen-Huene và Horst P. Horst đã chuyển tải tính hiện đại với những hình ảnh sắc nét; Toni Frissell đã đi tiên phong trong lĩnh vực chụp ảnh ngoài trời dưới ánh sáng tự nhiên; Man Ray và những người khác đã thử nghiệm những khả năng đa dạng của kỹ thuật nhiếp ảnh.
(The Collection of the Kyoto Costume Institute – Taschen)