Hãy hỏi một người theo thuyết da trắng ưu việt về sự phân tầng chủng tộc, bạn sẽ được nghe một bài thuyết giảng nguỵ khoa học liên quan đến sự khác nhau về mặt sinh học giữa các chủng tộc. Khả năng là bạn sẽ được bảo rằng có một thứ gì đó trong dòng máu hay bọ gen chủng tộc da trắng làm cho người da trắng về bản chất là thông minh hơn, đạo đức hơn và làm việc chăm chỉ hơn. Hãy hỏi một nhà tư bản bảo thủ đến cùng về sự phân tầng giàu nghèo, có vẻ như bạn cũng sẽ được nghe rằng nó là kết quả không thể tránh khỏi của sự khác nhau khách quan trong năng lực. Người giàu có nhiều tiền hơn là do họ có khả năng hơn và siêng năng hơn. Vì vậy đừng có ai phàn nàn gì nếu như người giàu nhận được sự chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, giáo dục tốt hơn và dinh dưỡng tốt hơn. Người giàu xứng đáng với những đặc quyền mà họ được hưởng.
Những người Hindu trung thành với chế độ đẳng cấp tin rằng sức mạnh vũ trụ đã làm cho người ở tầng lớp này ưu việt hơn hơn tầng lớp khác. Theo một thần thoại sáng thế nổi tiếng của người Hindu, những vị thần tạo ra thế giới từ cơ thể của một sinh vật nguyên thuỷ gọi là Purusa. Mặt trười được tạo ra từ mắt của Purusa, mặt trăng từ bộ óc, Brahmin (các thầy tu) từ miệng, Kshatriya (các chiến binh) từ cánh tay, Vaishaya (những nông dân và nhà buôn) từ hai đùi và Shudra (những đầy tớ) từ đôi chân. Việc chấp nhận sự giải thích này và sự khác nhau về mặt chính trị xã hội giữa Brahmin và Shudras là chuyện tự nhiên và vĩnh cửu như sự khác nhau giữa mặt trăng và mặt trời. Người Trung Hoa cổ đại tin rằng thần Nữ Oa đã tạo ra con người từ đất, bà nhào trộn ra giới quý tộc từ đất vàng nhỏ mịn, trong khi thường dân được tạo thành từ bùn nâu.
Song, với hiểu biết tốt nhất của chúng ta, những sự phân tầng này đều là sản phẩm của trí tượng tượng của con người. Brahmin và Shudras đều không thực sự được các vị thần tạo ra từ những phần khác nhau của một sinh vật nguyên thuỷ. Thay vào đó, sự khác nhau giữa hai đẳng cấp này được sinh ra bởi luật pháp và các quy tắc do con người tạo ra ở phía bắc Ấn Độ cách đây khoảng 3.000 năm. Trái với Aristotle, không có sự khác biệt nào về mặt sinh học được biết đến giữa nô lệ và người tự do. Chính luật pháp và các quy tắc của con người đã biến một số người trở thành nô lệ và một số khác trở thành ông chủ. Giữa người da trắng và người da đen có một vài điểm khác nhau khách quan về mặt sinh học, như màu da, kiểu tóc, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy có sự khác nhau liên quan đến trí thông minh và đạo đức.
Hầu hết mọi người đều khẳng định rằng, sự phân tầng xã hội của họ là theo tự nhiên, còn của các xã hội khác là dựa vào những tiêu chí sai lầm và vô lý. Người phương Tây hiện đại được dạy dỗ để chế giễu quan niệm về sự phân biệt chủng tộc. Họ bị sốc bởi những bộ luật cấm người da đen sống trong khu vực gần người da trắng, hoặc được chưa trị ở bệnh viện của người da trắng. Nhưng sự phân tầng giàu nghèo đã đặt những người giàu có sống trong khu vực riêng biệt và sang trọng hơn, học tập trong nhữg trường học riêng biệt với cơ sở hạ tầng được trang bị tốt hơn, thì lại có vẻ hoàn toàn hợp lý với nhiều người Mỹ và châu Âu.
Song, thực tế đã chứng minh rằng hầu hết người giàu có bởi những lý do hết sức đơn giản, vì họ sinh ra trong gia đình giày có, trong khi hầu hết người nghèo cũng sẽ tiếp tục nghèo cả đời, đơn giản vì họ sinh ra trong gia đình nghèo.
Thật không may, xã hội loài người phức tạp có vẻ lại đòi hỏi sự phân tầng tưởng tượng và sự phân biệt đối xử bất công. Tất nhiên, không phải mọi sự phân tầng đều giống nhau về phương diện đạo đức, và một số xã hội còn phải chịu đựng những dạng phân việt đối xử cực đoan hơn, song các nhà nghiên cứu biết rằng không có xã hội lớn nào có thể bỏ qua hoàn toàn sự phân biệt đối xử. Con người đã thường xuyên tạo ra trật tự xã hội bằng việc phân loại cư dân thành những phạm trù tưởng tượng như tầng lớp ưu tú, thường dân và nô lệ; người da trắng và người da đen; quý tộc và bình dânl Brahmin và Shudra; hoặc người giàu và người nghèo. Các phạm trù này đã quy định nhữg mối quan hệ giữa hàng triệu người bằng việc làm cho một số người trở nên ưu việt hơn về mặt pháp luật, chính trị hay xã hội so với những người khác.
Những sự phân tầng đóng một chức năng quan trọng. Chúng làm cho những người hoàn toàn xa lạ biết được cách đối xử với người khác mà không cần tốn thời gian và công sức để làm quen cá nhân.
Trong vở kịch Pygmalion của George Bernard Shaw, Henry Higgins không cần kết thân với Eliza Doolittle thì mới biết được ông nên đối xử với cô như thế nào. Chỉ cần nghe cách cô nói, ông đã biết rằng cô là thành viên của tầng lớp dưới mà với họ ông có thể làm điều gì mình thích – ví dụ, sử dụng cô gái như con tốt khi ông cá rằng một cô gái bán hoa thô lỗ có thể biến thành một nữ công tước. Một Eliza hiện đại làm việc ở cửa hàng hoa biết phải đổ bao nhiêu công sưsc để bán được hoa hồng và hoa lay ơn cho hàng tá khách tới cửa hàng mỗi ngày. Cô không thể điều tra chi tiết về sở thích và ví tiền của từng cá nhân. Thay vào đó cô sử dụng nhữg tín hiệu xã hội – cách ăn mặc của mỗi người, tuổi của ông ta hoặc bà ta, và nếu như cô không ngại động chạm chính trị thì cả màu da của ông ta nữa. Đó là cách để cô ngay lập tức phân biệt nữa cổ đông của một công ty kế toán, người có khả năng đặt một đơn hàng lớn gồm những bông hồng đắt tiền cho sinh nhật mẹ mình, và một chàng đưa thư chỉ đủ tiền mua một bó cúc cho cô thư ký nọ kèm theo nụ cười đáng mến.
Tất nhiên, sự khác nhau trong các năng lực tự nhiên cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nhữg khác biệt xã hội. Nhưng sự đa dạng về năng khiếu và các tính như vậy thường bị ảnh hưởng thông qua nhữg sự phân tầng tưởng tượng. Điều này xảy ra theo hai cách quan trọng. Cách đầu tiên và chính yếu, là hầu hết các năng lực đều phải được nuôi dưỡng và phát triển. Kể cả ai đó sinh ra với một tài năng đặc biệt, thì tài năng đó sẽ vẫn chỉ ẩn giấu nếu nó không được cổ vũ, mài giũa và luyện tập. Không phải mọi người đều cùng có cơ hội nuôi dưỡng và cải thiện năng lực của họ. Việc họ có cơ hội hay không sẽ luôn phụ thuộc và vị trí cảu họ trong sự phân tầng xã hội tưởng tượng.
Harry Potter là một ví dụ tốt. Bị tách khỏi gia đình phép thuật xuất sắc của mình và được nuôi dưỡng bởi dân muggle ngu đôt, cậu bé tới Hogwarts mà không có bất cứ kinh nghiệm gì về phép thuật. Phải qua bảy tập sách thì cậu mới điều khiển thành thạo sức mạnh cua rminfh và hiểu biết về những năng lực độc nhất vô nhị của mình.
Cách thứ hai, kể những người thuộc các tầng lớp khác nhau, nhưng họ cũng khó có thể đạt được những thành công giống nhau, bởi họ sẽ phải tham gia trò chơi với những luật lệ khác nhau. Nếu trong thời Ấn Độ còn là thuộc địa của Anh, một tiện dân, một Brahmin, một người Ireland theo công giáo và một người Anh theo đạo Tin lành bằng cách nào đó cùng phát triển khả năng kinh doanh nhạy bén giống hệt nhau, nhưng họ sẽ vẫn không có cơ hội giàu có như nhau. Trò chơi kinh tế luôn bị can thiệp bởi những giới hạn luật pháp và những rào cản tiến thân bất thành văn.
#booklover #yuvalnoahharari #homosapien