(Áo khoác “The Bar” Bộ sưu tập cao cấp xuân hè 1947; Christian Dior)
Kỷ niệm ngày chiếc áo khoác nổi tiếng Dior Bar tròn 73 tuổi (1947-2020). Christian Dior đã đem đến cho phụ nữ một thứ vũ khí để khẳng định sức mạnh quyến rũ đồng thời mang lại không khí rực rỡ hơn cho thời kỳ hậu chiến u ám một phong cách mới – phom dáng đồng hồ cát. Chiếc áo khoác này đã khởi động một cuộc cách mạng thời trang mà trước chỉ có thể xảy ra trong thế kỷ 20 với chiếc váy ngắn của Mary Quant, “New Look.” của Dior không chỉ là một khoảnh khắc của lịch sử chỉ có trong sách, mà đó là một di sản trường tồn theo thời gian, một hình mẫu dành cho tất cả những giám đốc sáng tạo sau này đã tiếp bước trong hãng thời trang Dior cho đến nay và còn xa hơn nữa.
Ngày 12 tháng 2 năm 1947, là một ngày đông lạnh ở Paris, một trong những mùa đông lạnh nhất mà thành phố trải qua kể từ năm 1870 (Hiện tượng ấm lên toàn cầu chưa xuất hiện ở thời điểm này). Nguồn cung cấp than thiếu hụt, báo chí đình công vô thời hạn, ký ức về chiến tranh thiếu thốn và đau thương vẫn còn nguyên, nhưng tiệm cánh chim bồ câu xám ở số 30 đường Avenue Montaigne vẫn hoạt động nhộn nhịp với sự mong chờ của nhiều phụ nữ.
(Christian Dior-Thông cáo báo chí, 1947. Ảnh: Courtesy of Christian Dior)
(Áo khoác “The Bar” Bộ sưu tập cao cấp xuân hè 1947; Ảnh: Associations Willy Maywald / ADAGP, 2020 / Courtesy of Christian Dior)
Trong hàng ghế khán giả, Rita Hayworth ngồi trên một chiếc ghế dài gần Begum Aga Khan, người mặc nguyên một bộ lông chồn (Lúc này các cuộc biểu tình phản đối sử dụng lông thú vẫn chưa ra đời). Báo chí đã đưa thông tin lên với hai hình dáng chính nổi bật trong bộ sưu tập đó là: “Corolle.” (Chân váy rộng, eo nhỏ, vạt áo liền) và “Eight.” (gọn gàng và cong, đường hông và eo nổi bật).
Bettina Ballard của Vogue đã nhớ lại khoảnh khắc đó trong cuốn hồi ký của mình: “Cô gái đầu tiên bước ra, sải bước nhanh, chuyển động tác xoay người rất quyến rũ, hất đổ gạt tàn (lúc đó cũng chưa có luật lệ cấm hút thuốc trong nhà) khiến cho tất cả mọi người phải nhào ra xem. Sau đó một vài bộ trang phục khác được trình diễn, tất cả đều xuất hiện với một nền nhạc thú vị, khán giả đã nhận ra Dior đã tạo ra “New Look.” Chúng tôi đã chứng kiến điểm khởi đầu của cuộc cách mạng thời trang.”
(Áo khoác “The Bar” 1947; Christian Dior)
Chiếc áo khoác “The Bar suit,” thực sự là một tuyệt tác cấu trúc, được làm bằng bốn thước lụa sa tanh shantung với màu trắng ngà mềm mại, được đệm ở đường hông để có hình dáng tròn trịa và nữ tính hơn. Truyền thuyết kể rằng Pierre Cardin, trợ lý 21 tuổi của Monsieur Dior vào thời gian đó, đã được cử ra ngoài xưởng mua bông cotton để làm phần đệm của áo khoác, giúp cho thân hình mảnh mai của người mẫu Tania trông gợi cảm hơn. Chiếc váy xếp ly đen Corolle đã sử dụng một lượng vải lớn để làm ly xếp trong điểm số lượng vải sử dụng vẫn còn hạn chế đã tạo nên một kịch tính riêng cho chính thiết kế này. “New Look,” đã hạ cánh lên màn ảnh quốc tế với một cú bùng nổ ngoạn mục.
Rõ ràng, chiếc áo khoác “The Bar,” này đã được đặt theo tên từ quán bar ở Plaza Athénée, nơi mà Monsieur Dior đã thường lui tới. “The Bar,” đã đạt doanh thu lớn đến nỗi nó đã được sao chép và làm lại ở khắp mọi nơi. Monsieur Dior đã liên tục cải tiến tác phẩm “anh hùng,” của mình và giới thiệu với nhiều phiên bản khác nhau ở hầu hết 22 bộ sưu tập thời trang cao cấp mà ông thiết kế cho đến khi ông đột ngột qua đời vào năm 1957.
(Áo khoác Acacias 1949, Trompe l’oeil. Christian Dior.)
(Áo khoác Unesco, 1949, Milieu du Siècle, Christian Dior.)
(Áo khoác Premier Avril 1950, Verticale, Christian Dior.)
Sau khi Christian Dior qua đời, bắt đầu là thời kỳ cho những người thay thế chiếc ghế sáng tạo của thương hiệu bắt đầu. Từ năm 1958 đến 1960, chàng trai trẻ tuổi, nhút nhát và “vô cùng tài năng,” (như chính Dior đã mô tả về người đàn ông này) Yves Saint Laurent người kế nhiệm của Dior đã làm rung chuyển những quy tắc lâu đời của nhà mốt để mang đến cho giai cấp quý tộc Pháp phong cách sang trọng và cao cấp. Ông đã kéo dài và gần như làm biến mất hoàn toàn phom dáng của áo khoác “The Bar” với một hình dáng mới mà ông gọi là “Trapeze line,” tách mình ra khỏi những quy tắc sự sang trọng. Sự cải cách này của ông đã gây công kích và khá nhiều tranh cãi.
Sự thành công đến với người kế nhiệm của bởi Brit Marc Bohan vào năm 1961, người đã ở vị trí lãnh đạo của Maison Dior trong 28 năm, cho đến năm 1989. Bohan đã làm mềm đi những đường nét và độ phồng, tạo ra kiểu dáng nữ tính, duyên dáng, được công chua Grace của Monaco và Sophia Loren rất ưa chuộng. Bộ sưu tập đầu tiên của ông cho mùa xuân năm 1961 được gọi với cái tên “Slim Look,” mang lại phong cách trẻ trung và gây ấn tượng mạnh thời bấy giờ.
Vào năm 1989, đến lượt Gianfranco Ferre, một nhà thiết kế người Ý, đã đem vẻ đẹp kiến trúc rực rỡ đến với thương hiệu, tạo nên xu hướng cho sự hưng thịnh và hùng vĩ từ lịch sử. Sự trình diễn chiếc áo khoác “The Bar,” của ông đã bao gồm tất cả sự lộng lẫy đắt tiền, quyến rũ và hoa mỹ đúng như phong cách của ông.
(Suit from the haute couture autumn/winter 1968 collection. Christian Dior by Marc Bohan.)
(Reproduction of the iconic Bar suit from the haute couture spring/summer 1987 collection. Christian Dior by Marc Bohan.)
(Forcément dress, haute couture spring/summer 1991 collection. Christian Dior by Gianfranco Ferré.)
(Diosera suit, haute couture spring/summer 1997 collection. Christian Dior by John Galliano.)
(Haute couture autumn/winter 2009 collection. Christian Dior by John Galliano.)
(Haute couture spring/summer 2009 collection. Christian Dior by John Galliano.)
(Haute couture fall/winter 2009 collection. Christian Dior by John Galliano.)
(Haute couture spring/summer 2010 collection. Christian Dior by John Galliano.Photo)
Raf Simons với chủ nghĩa hiện đại và phong cách nghệ thuật điêu khắc là liều thuốc giải độc cho những thái quá của Galliano. Anh đã trở thành giám đốc sáng tạo vào năm 2012, và bộ sưu tập đồ cao cấp đầu tiên của anh đã có một sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Simons đã bày tỏ lòng kính trọng với tình yêu kiến trúc của Monsieur Dior, nhưng đi theo cách của riêng mình, thay thế và chuyển các yếu tố biểu tượng của “The Bar,” sang các thiết kế khác, vẫn trong dáng vẻ thanh lịch vừa lịch sự vừa quyến rũ.
(Haute couture autumn/winter 2012 collection. Christian Dior by Raf Simons.)
(Haute couture autumn/winter 2012 collection. Christian Dior by Raf Simons.)
(Haute couture autumn/winter 2012 collection. Christian Dior by Raf Simons.)
Năm 2015, Maria Grazia Chiuri là người phụ nữ đầu tiên trở thành lãnh đạo của nhà mốt thời trang cao cấp. Tầm nhìn của cô ấy là về khái niệm và nghệ thuật, bao gồm quan điểm nữ quyền thông qua sự hợp tác với các nghệ sĩ và trí thưc, nhưng thực tế cô ẫy vẫn neo vào những nét nữ tính duyên dáng mà Monsieur Dior đã ưa chuộng. Sự hiện đại được thiết kế khéo lép và thân thiện với phụ nữ. Không có gì ngạc nhiên khi Chiuri đã tôn vinh chiếc áo khoác Bar trong gần như tất cả các bộ sưu tập của mình, không chỉ là biểu tượng của sự quyến rũ mà còn rõ ràng vẻ đẹp cổ điển sự hấp dẫn và đầy uy quyền.
(Ready-to-wear spring/summer 2017. Christian Dior by Maria Grazia Chiuri.)
(Psychose suit, haute couture spring/summer 2018 collection. Christian Dior by Maria Grazia Chiuri.
(Haute couture spring/summer 2017 collection. Christian Dior by Maria Grazia Chiuri.)
(Bar suit, haute couture autumn/winter 2017 collection. Christian Dior by Maria Grazia Chiuri.)
(Theo: Vogue)