1900

Trong những năm đầu của thế kỷ 19, còn gọi là thời kỳ Edwardian, “lounge suit” vẫn tồn tại, ngày càng trở nên phổ biến hơn. Hình dáng của áo khoác cổ điển (formal coats) và áo khoác cổ điển cách tân (morning coats) vẫn tồn tại song song và là hình ảnh đặc trưng của những người đàn ông lớn tuổi, nhưng ngày càng mất chỗ đứng nhanh chóng.

Nếu bạn có cơ hội được cầm trên tay một bộ vest của thời kỳ Edwardian, bạn sẽ nhận thấy chất liệu vải đặc biệt nặng và thô ráp, một mặt bởi vì kỹ thuật hoàn thiện chất liệu không được tinh tế và cao cấp như ngày nay, một mặt khác, vì giá cả cao, hệ thống sưởi trung tâm chưa phát triển ở các nước châu u vào mùa lạnh, nên bộ vest vẫn được mặc ở bên trong trang phục.

Rất nhiều gia đình lúc này vẫn sử dụng lò sưởi bằng than đá, các thành phố nói chung là những nơi bẩn thỉu. Do đó bộ vest ở thành phố thường có đặc trưng được may bằng vải tối màu. Mặt khác, những bộ vest đồng quê vẫn đặc trưng bởi những họa tiết và tông màu nâu của chất liệu vải.

1920

Những năm 1920 là một thập kỷ thú vị với “suit”.

Ngay sau chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, “suit” ảnh hưởng lớn từ trang phục quân đội.

Chiếc áo khoác đã được cắt tỉa lại, điểm cài áo cao hơn, quần có ống gọn hơn với gấu lơ–vê (gấu vén lên) và chiều dài tương đối ngắn.

Tuy nhiên, vào cuối thập kỷ này, những bộ vest thời trang đã có một hiện thân khác có tên “Drape suit” có nhiều lớp vải hơn ở phần ngực, và quần lúc này lại được cắt rộng hơn một chút

“Drape suit” trở nên phổ biến vào những năm 1930 ở Anh và Mỹ.

Trong suốt những năm 20, quần vest có cạp cao, đặc biệt khác khi so sánh với quần vest ngày nay.

Tất cả những chiếc áo khoác đã được cắt khá ôm theo suốt những năm đầu 1920, đến cuối thập kỷ, thiết kế trở nên thay đổi rộng hơn ở phần vai và một chút điểm nhấn ở eo và kết hợp cùng quần cạp cao, điều đó trông có vẻ như làm chân dài ra và vòng eo rõ rệt hơn.

Vào cuối thập kỷ, chiều dài quần chạm tất, những bộ vest thời trang nhất lúc này đều có mở tà sau.

Bởi vì đó là những năm 20 bùng nổ, hay còn gọi là thời đại của Jazz, sự khác biệt lớn nhất về mặt chất liệu đã được cải thiện để kiểu cách hơn, nhiều màu sắc hơn, họa tiết cũng đa dạng hơn, và tất cả mọi thứ của bộ vest lúc này đều trở nên sống động hơn so với những bộ vest xưa cũ.

Những năm 1920 còn được biết đến bởi chiếc áo gi-lê hai hàng khuy, được mặc chính thức bên trong một áo khoác ngoài có một khuy và ve áo chữ V.

Ngày nay, cách mặc này không còn thông dụng nữa, nhưng nếu bạn nhìn thấy một chiếc áo gi-lê hai hàng cúc, nó chắc chắn được mặc với một chiếc áo khoác một hoặc hai khuy. Bạn cũng không cần phải cài khuy áo khoác ngoài để có thể khoe được áo gile hai hàng khuy bên trong

1930

Những năm 1930 được khắc họa bởi hình ảnh bộ vest với những đường cắt xếp lớn ở hai bên vai, rất nhiều điểm nhấn ở eo, quần cạp cao, thiết kế quần được cắt rất rộng và có độ thuôn nhẹ xuống chạm giày.

Đây là phong cách số một ở Anh và Mỹ, thậm chí cả ở Vienna. Những chiếc áo khoác đặc trưng dài hơn một chút, không có mở tà sau với một ý tưởng để hình dáng được chỉnh chu và đứng thẳng phom dáng khi người mặc đứng.

Cũng nên chú ý rằng, chất liệu thời kỳ này khá nặng, vì thế khi cắt xếp phom dáng, những bộ vest hầu như không bị nhăn, và khá phẳng phiu.

Nhìn một cách tổng quan, diện mạo nam tính, được xây dựng trên nền tảng hình ảnh những nam minh tinh màn bạc. Chỉ cần nhìn vào Cary Grant hay Clark Gable những người đã mặc vest một cách hoàn hảo để làm nổi bật tính cách nhân vật của họ trong phim.

Phom dáng bộ vest của những năm 1930 đã được chỉnh sửa một chút để tinh tế hơn. Có thể nói đây được coi là thời kỳ hoàng kim của đồ nam cổ điển bởi cách mà bộ vest đã được thiết kế.

1940

Ở thập kỷ tiếp theo, bộ vest đã thay đổi rất nhiều. Chiến tranh Thế giới lần hai có nghĩa là mọi thứ phải tiết kiệm, hạn chế do vậy không có nhiều vải để sử dụng cho những bộ quần áo rộng rãi, được cắt may một cách công phu, trau chuốt này.

Trên thực tế, những năm 1940 đã hình thành bởi chủ nghĩa tối giản. Thiết kế bộ vest màu xám mỏng nhẹ trở thành phương án cho sự lựa chọn chuyên nghiệp với trang phục mặc hằng ngày. Không còn thiết kế hai hàng khuy, áo khoác lúc này chỉ có một hàng khuy, ve áo hẹp và quần lúc này được cắt mà không có phần gấp gấu lơ-vê để tiết kiệm vải.

Cùng lý do tiết kiệm bởi sự ảnh hưởng của chiến tranh, áo gile cũng trở nên không còn thông dụng nữa, và nếu bạn nhìn vào bộ vest của những năm 1940 sẽ thấy thiết kế lúc này đã rất giống với bộ vest của những năm 2020 bởi sự đơn giản, gọn gàng và tổng thể rất thanh mảnh, lịch sự.

Tất nhiên, chất liệu vải khi này vẫn còn nặng hơn vải được sử dụng ngày nay, đồng thời vải may vest khi đó có thêm những cách dệt khác bây giờ.