Chiến tranh thế giới thứ nhất đã nhanh chóng phá huỷ toàn bộ hệ thống, giá trị xã hội cũ và hoàn toàn kết thúc vào cuối thế kỷ 19. Xã hội đã thay đổi, như một điều tất yếu, toàn bộ diện mạo bề ngoài của xã hội cũng được thay đổi. Làn sóng mới nổi dậy mạnh mẽ của giai cấp trung lưu đã mang đến một phong cách sống mới, người phụ nữ đã bước ra khỏi nhà để tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn, họ từ bỏ những chiếc corset và tìm kiếm những trang phục tiện lợi hơn. Những nhà thiết kế và cả những nghệ sĩ đã suy nghĩ để tạo ra những loại trang phục mới. Trong việc hiểu tầm quan trọng, sức ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ hai đối với thời trang thì thời trang cao cấp “Haute Couture” là yếu tố cốt lõi và dẫn đầu mức ảnh hưởng trên con đường thời trang nửa đầu thế kỷ XX. Cũng trong thời kỳ này, nhiều hệ thống truyền thông quan trọng khác đã được thành lập để truyền bá phong cách thời trang cao cấp của Paris trên toàn thế giới.
Công cuộc tìm kiếm một loại trang phục mới, thoát khỏi chiếc “Corset”.
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã nhanh chóng thúc đẩy sự thay đổi trong mọi khía cạnh khác nhau của xã hội và văn hóa. Ngày càng có nhiều phụ nữ có học vấn cao và việc sử dụng ô tô ngày càng nhiều hơn hoặc với trang phục thể thao trở nên thịnh hành, đó là kết quả của tất cả những gì thuộc phong cách sống mới. Dành cho những phụ nữ năng động của thời kỳ này, trang phục hằng ngày đã dần đạt đến mức linh hoạt, có chức năng và kiểu dáng của những trang phục may đo.
Một mặt khác, những thiết kế váy điển hình của Charles Frederick Worth, Jacques Doucet và Jeanne Paquin, những người đã sáng lập ngôi nhà Haute Couture trong suốt những năm ở thế kỷ trước, vẫn tuân theo sự gợi cảm của trường phái tân nghệ thuật, hướng tới vẻ đẹp hoàn hảo thông qua sự kết hợp giữa sự sang trọng và xa xỉ. Những hoa văn sáng tạo đòi hỏi áo corset dài để đạt được hiệu ứng mong muốn. Hình dáng nhân tạo của đường cong chữ S đã làm biến dạng hình dáng tự nhiên của cơ thể, cản trở vận động, mặc dù phụ nữ vẫn mặc như vậy ở những nơi công cộng, họ tìm cách giải phóng khỏi những hạn chế ngay cả khi ở nhà. Những thiết kế ở nhà phổ biến như váy tiệc trà chiều với dáng suông, phụ nữ bắt đầu từ bỏ mặc corset.
Chính Paul Poret người tiên phong trên con đường thời trang mới, nơi mà không đòi hỏi phụ nữ phải sử dụng corset. “Confucius Coat” của ông với đường cắt thẳng và rộng ra đời lần đầu tiên vào năm 1903. Tiếp theo đến năm 1906, ông đã tạo ra “Hellenic Style”, loại bỏ hoàn toàn corset và thiết kế eo cao. Với một số ngoại lệ, kể từ thời Phục Hưng quần áo của phụ nữ phương Tây đã đòi hỏi một corset eo làm yếu tố để định hình chính. Poiret đã loại bỏ việc sử dụng corset trong trang phục của người phụ nữ, chuyển điểm đỡ trang phục từ eo lên vai. Như ghi chép trong tiểu sử, những thiết kế của Poiret không phải chỉ xuất phát từ mong muốn giải phóng người phụ nữ của hàng thế kỷ cũ với chiếc corset, mà điều đó xuất phát từ nỗ lực tìm kiếm một hình dáng mới mẻ.
Những trang phục của ông đã làm được điều mà ngay cả những nhà hoạt động nữ quyền và các bác sĩ y khoa vào cuối thế kỷ 19 đều thất bại đó là “giải phóng phụ nữ khỏi corset”. Kết quả là thời trang của thế kỷ 20 đã có sự tham gia phát triển từ corset, từ những kiểu dáng nhân tạo cho đến những đường cong tự nhiên được hỗ trợ bởi nội y.
Các tác phẩm thời trang của Poiret được trang trí theo phong cách lộng lẫy một cách kỳ lạ, sử dụng màu sắc đậm, mạnh mẽ. Ông đã tạo ra quần harem cũng như chân váy hobble có những đường viền bé và những sợi tua rua được lấy cảm hứng từ Phương Đông. Những thiết kế của ông đã tạo nên sự hoài niệm của những vùng đất ngoại quốc xa lạ đặc trưng cho giai đoạn cuối của thế kỷ 20.
Hội họa phương Đông phổ biến vào cuối thế kỷ 19, sự ra đời của “Nghìn lẻ một đêm” ở Paris đã chuyển dịch bối cảnh nửa đầu thế kỷ 20 đến với sự khao khát về Phương Đông. Sự ra mắt rầm rộ của Ballet Russes ở Paris vào năm 1909 đã được tán thưởng vì vẻ đẹp lộng lẫy và được cập nhật vào xu hướng lúc đó. Sự chú ý ngày càng đổ dồn vào Nhật Bản quốc gia đã mở cửa với phương Tây từ cuối thế kỷ 19. Cùng thời kỳ của chiến tranh Nga Nhật (1904-1905), ảnh hưởng của văn hóa Nhật Bản được mệnh danh là “Chủ nghĩa Nhật Bản”. Cả hai nền văn hoá phương Đông và Nhật bản đều tạo sức ảnh hưởng đa dạng đến nhiều lĩnh vực nghệ thuật và văn học. Poiret và những nhà thiết kế khác như Callot Soeurs, đã tìm thấy nguồn cảm hứng trong chủ nghĩa ngoại lai và vẻ đẹp gợi cảm của phương Đông. Họ đã phác hoạ những hoạ tiết hoa văn và tạo màu sắc cho những tấm vải cũng như tạo cấu trúc cho những trang phục như quần harem dáng suông, bo gấu điển hình. Việc tìm ra một phong cách thời trang mới đã được quan sát thấy ở các nước châu âu bên ngoài nước Pháp. Mariano Fortuny sinh ra ở Tây Ban Nha, lấy cảm hứng phom dáng Hy Lạp đã tạo ra chiếc váy xếp ly cổ điển và gọi là “Delphos”. “Delphos” là một thiết kế sáng tạo kết hợp giữa công năng sử dụng và trang trí. Những nếp gấp ly hoàn hảo nhẹ nhàng ôm lấy cơ thể, và sự trang trí này đã hoàn toàn được tạo ra bởi chuyển động, những cử động nhẹ nhất cũng làm thay đổi độ sáng bóng và màu sắc của tấm vải. Wiener Werkstätte đồng sáng lập năm 1903 bởi Josef Hoffmann và những nhà sáng tạo, thiết kế trang phục khác. Wiener Werkstätte đã bắt đầu sự nghiệp với chủ yếu để tham gia vào lĩnh vực thi công kiến trúc, công việc thủ công và đóng sách, khi được mở ra một trung tâm thời trang năm 1911 với những dòng thời trang của riêng mình, bao gồm cả những thiết kế váy dáng suông.
Vào khoảng đầu của thế kỷ này, các phương tiện truyền thông cần thiết để truyền tải tin tức thời trang đã được phát triển và tầm ảnh hưởng của chúng đã lan rộng nhanh chóng. Các tạp chí thời trang như Vogue (1892-, New York) và Gazette du Bon Ton (1912-1925, Paris) đã được ra đời như một thông báo tới thế giới về những sự phát triển mới mẻ của ngành thời trang.
Ảnh chụp thời trang đã đóng vai trò chính trong các tạp chí như vậy; nhiều nghệ sĩ mới như Paul Iribe và Georges Lepapetot đã khiến cho thời kỳ này được biết đến như là thời kỳ hoàng kim của thời trang minh hoạ. Poiret là người đầu tiên sử dụng tạp chí thời trang như một phương tiện – để các cá nhân trưng bày tác phẩm mới của họ ra thế giới, ấn bản Les Robes de Paul Iribe (1908) và Les Choses đe Paul Poiret (1911), được minh hoạ bởi Georges Lepapetot.
Bởi vì những người mua hàng và phóng viên thời trang đến rất nhiều từ các đất nước sau đó bắt đầu đổ xô đến Paris để tìm kiếm thông tin về những mẫu thời trang mới nhất, Chambre Syndicale de La Couture Parisienne đã được lập lên vào năm 1910 để điều phối việc lên lịch các bộ sưu tập và ngăn chặn phát sinh của hàng nhái xuất hiện trái phép. Paris đã ở trên con đường thành lập hệ thống để duy trì sự thống trị của mình như một trung tâm kinh đô thời trang của thế giới.
Sự kết thúc của chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạm dừng rất nhiều những hoạt động của thời trang. Phụ nữ, những người có trách nhiệm thay thế công việc của đàn ông trong xã hội và tham gia sản xuất công nghiệp trong suốt cuộc chiến, cần sự linh động hơn là những trang phục trang trí và diêm dúa. Những thiết kế đơn giản và váy ngắn được phổ biến, và những bộ may đo đã trở nên thông dụng với thời trang của phụ nữ thời kỳ này. Đối lập với sự thay đổi trang phục của người phụ nữ, quần áo của đàn ông chỉ có một chút thay đổi nhỏ, ví dụ như những chiếc áo khoác suông rộng hơn, và thu hẹp ở đường gấu quần, cả hai đều khiến cho chuyển động được tự do và dễ dàng.
(Chú giải theo Wikipedia)
(Art Nouveau (Tân nghệ thuật) là một trường phái quốc tế, một phong cách nghệ thuật, kiến trúc, nghệ thuật ứng dụng (đặc biệt là nghệ thuật trang trí) phổ biến vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX (1890–1905). Nghĩa của Art nouveau trong tiếng Pháp là nghệ thuật mới, nó còn được biết đến với cái tên Jugendstil, tức nghệ thuật trẻ trong tiếng Đức, hay một tên khác là Stile Liberty trong tiếng Anh tiếng Ý, theo tên cửa hàng Liberty & Co. tại Luân Đôn, một nơi khiến phòng trào nay trở nên nổi tiếng. Như một sự đối lập lại trường phái hàn lâm của thế kỷ 19, Art nouveau đặc biệt bởi tính kết cấu, đặc biệt bởi các họa tiết, cách điệu hóa, hay sử dụng các đường cong.
Thuật ngữ này dùng để mô tả một phong cách trang trí thịnh hành từ thập niên cuối cùng của thế kỷ XIX cho đến đầu thế chiến thứ I. bằng cách sử dụng các đường thẳng không đối xứng, thường mô tả hoa lá hay các hình xoắn, hoặc là mái tóc đang bay trong gió của người phụ nữ. Đây được coi là một trong những thời kỳ gây ấn tượng nhất của nghệ thuật trang trí, chẳng hạn trong trang trí nội thất, các tác phẩm làm từ thuỷ tinh hoặc đồ trang sức. Tuy nhiên, cũng có thể tìm thấy phong cách này ở các poster và minh họa cũng như trong một vài bức tranh hay tượng ở thời kỳ này.
Trào lưu này được đặt tên theo một cửa hàng ở Paris hoạt động với mục đích thúc đẩy và ủng hộ cho các ý tưởng nghệ thuật hiện đại: “la Maison de l? Art Nouveau”. Nó chịu ảnh hưởng của nghệ thuật biểu trưng về sự chia sẻ sự quan tâm đến các chi tiết đẹp, cũng như chịu nhiều ảnh hưởng của nghệ thuật Celtic và Nhật Bản. Art Nouveau nở rộ ở Anh cùng với trào lưu tiến bộ Art & Craft, nhưng đã thực sự thành công trên toàn thế giới.
Trào lưu Art Nouveau mặc dù không phát triển sau năm 1914 nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nghệ thuật trừu tượng.
(The Collection of the Kyoto Costume Institute – Taschen)