Những người ngoài hành tinh có thể cũng rất hứng thú khi thấy rằng con người trên trái đất đang mất dần sở thích vờ vĩnh có đường dây nóng kết nối với đấng siêu nhiên. Trải qua hàng nghìn năm, các vị-vua-như-thần linh đã bám chặt vào trật tự luân lý trong chuỗi các nghi lễ, kết nối người dân bình thường nhất với kẻ cai trị, người đã vươn tới Thiên Chúa bằng các lễ tế trên các đài tế hay thảm sát những kẻ bị bắt trong các lăng mộ. Nhưng lúc này, khi những vị-vua-như-thần linh tự xem mình là những nhà quản lý điều hành chủ chốt, thì bùa mê đã bỏ thế giới.

Cuối thế chiến II, Karl Jaspers, nhà triết học Đức tranh đấu để làm rõ cuộc khủng hoảng đạo đức trong thời đại của mình, gọi những thế kỷ khoảng 500 TCN là “Thời trục”, nghĩa là nó hình thành nên một trục để lịch sử xoay quanh nó. Trong thời trục, Jaspers tuyên bố như một điềm triệu: Chính trong thời trục “Con người, như chúng ta biết ngày nay, mới hình thành”. Kinh sách trong thời trục – các văn bản Nho Giáo và Đạo Giáo ở phương Đông, kinh điển Phật Giáo và Jaina giáo ở Nam Á, triết học Hy Lạp và kinh thánh Hebrew (với sự tiếp nối của Tân Ước và Kinh Koran) ở phương Tây – đã trở thành những tác phẩm kinh điển, là những kiệt tác bất hủ xác định ý nghĩa cuộc đời cho hàng triệu con người từ đó đến nay.

Đây quả là một thành tựu đối với những nhân vật như Đức Phậtt hay Socrates vốn viết rất ít hoặc không viết gì. Chính những người kế tục họ, đôi khi là những người nơi xa, ghi chép lại, thêm thắt, hay chỉ bịa ra lời nói của họ. Thường thì không ai thực sự hiểu hết tư tưởng của các nhà sáng lập, đồng thời những kẻ kế thừa đầy hiềm khích, thù hận lại lập ra các hội đồng, ném ra những lời phỉ báng, và cùng đưa nhau vào u minh đối với vấn đề này. Thành công vĩ đại nhất của ngành nghiên cứu ngôn ngữ hiện đại chỉ là phản ánh được việc chia rẽ, chiến đấu, nguyền rủa, và bức hại lẫn nhau, những người kế tục dành thời gian để viết đi viết lại kinh sách của họ nhiều lần đến mức việc sàng lọc các văn bản để tìm ra ý nghĩa ban đầu của nó hầu như là không thế.

Thư tịch ở thời Trục cũng rất đa dạng. Một số là sưu tập các cách ngôn khó hiểu; số khác là những cuộc đối thoại tinh tế; rồi còn cả thơ, lịch sử, hay các bài tranh luận. Một số văn bản lại kết hợp tất cả các thể loại này. Và như một thách thức cuối cùng, mọi tác giả kinh điển đều thống nhất rằng đối tượng tối hậu của họ, một thế giới siêu việt bên ngoài thế giới ô tạp của chúng ta, là không thể định nghĩa được. Đức Phật giảng rằng Niết Bàn – nghĩa đen là “thổi tắt”, một trạng thái tinh thần mà ở đó những đam mê của thế giới này bị thổi tắt như một ngọn nến – là không thể mô tả, có cố gắng thế nào cũng không tương hợp. Đối với Khổng Tử cũng tương tự, chữ “nhân” [ren] cũng vượt qua ngoài ngôn ngữ. “Càng quán xét nó ta thấy nó càng cao vời vợi, càng thấu hiểu nó, ta càng thấy khó hiểu; ta vừa nhìn thấy nó trước mặt, đột nhiên nó đã ở phía sau… khi nói về nó liệu người ta có thể tránh được sự ngần ngừ?”

Tại sao phương tây vượt trội?

-Ian Morris-